Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tuy không phải là một bệnh bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc nhược thị đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không được điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy giảm, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành thị giác ở 2 mắt thậm chí có thể gây ra mù lòa.

Tuy không phải là một bệnh bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc nhược thị đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không được điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy giảm, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành thị giác ở 2 mắt thậm chí có thể gây ra mù lòa.

1. Nhược thị là gì?

Nhược thị hay còn được gọi là bệnh “mắt lười”, là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác. Thị lực giảm sút ở một hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự cản trở trong quá trình phát triển thị lực bình thường suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến tình trạng kéo dài suốt đời được gọi là “nhược thị”.

2. Triệu chứng bệnh nhược thị

Bệnh nhược thị thường hay xảy ra ở lứa tuổi từ sơ sinh cho đến 7 tuổi, các triệu chứng thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Nheo mắt, nghiêng đầu hoặc vẹo cổ khi nhìn, thi thoảng có nhức đầu nhức mắt.

  • Cũng có thể thấy được những bệnh ở mắt thường gây ra nhược thị như: lác, sụp mi hoặc đục thể thuỷ tinh...

  • Nhược thị được biểu hiện bằng thị lực kém ở một bên hoặc hai bên mắt. Mắt gọi là nhược thị khi thị lực ở mức dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt trái và phải là trên 2/10 mà sự giảm thị lực này không có kèm theo bệnh lí thực thể nào hoặc nếu có thì mức độ giảm thị lực đó không tương xứng với mức độ của bệnh lí đi kèm.

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

3. Nguyên nhân gây ra nhược thị

Nhược thị do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Não người đòi hỏi được kích thích thị giác để có thể phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì làm cản trở đến thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc được sinh ra cho đến khi 8 tuổi đều có thể gây nên chứng giảm thị lực.

Các nguyên nhân phổ biến gồm có loạn thị, viễn thị, cận thị, tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt.

Chứng nhược thị thường chỉ ảnh hưởng một bên mắt, nhưng đôi khi chứng nhược thị có thể phát triển ở cả hai mắt.

4. Nhược thị có nguy hiểm không?

Những năm tháng đầu đời là quan trọng nhất cho sự phát triển của thị lực. Trong suốt những năm từ 7 đến 10 tuổi, sự kết nối giữa mắt và bộ não được thiết lập. sẽ hiệu quả hơn cho việc điều trị bệnh nhược thị trong khi kết nối này vẫn dang phát triển. Sau khi hệ thống thị lưc của trẻ em đã phát triển hoàn toàn, sẽ khó để có thể thay đổi. Nếu như nhược thị vẫn không được điều trị, trẻ hầu như sẽ bị thị lực kém trong suốt quãng đời còn lại, sẽ không thể điều trị được bằng kính, miếng dán hay các phương pháp trị liệu khác.

Có thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng có thể có lợi ích cho việc điều trị trẻ lên đến 17 tuổi, cần nhiều nghiên cứu hơn về việc điều trị cho trẻ thành niên và người trưởng thành.

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

5. Chữa nhược thị không khó

Nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.

Nếu nhược thị không kèm tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được các nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám thì bác sĩ thường sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích bắt mắt “lười” hoạt động. Đây là phương pháp cổ xưa nhất nhưng đến nay vẫn được ứng dụng nhiều nhất do có hiệu quả nhanh, cao và dễ thực hiện.

Nếu nhược thị xuất phát từ các nguyên nhân thực thể như chứng lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay có tổn thương võng mạc, cần can thiệp kịp thời và hợp lý để giúp cải thiện thị lực cho mắt.

Ngoài ra, trẻ mắc bệnh nhược thị có thể được điều trị bằng phương pháp tập luyện phục hồi chức năng thị giác với các bài tập luyện mắt bằng thiết bị y tế chuyên dụng với sự hướng dẫn của các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên khoa.

6. Khám chữa bệnh nhược thị ở đâu tốt?

Bệnh viện Mắt Trung ương

Địa chỉ số 85 Bà Triệu - Nguyễn Du - Q.Hai Bà Trưng - Tp.Hà Nội

Điện thoại: (024) 3943.8004 – (024) 3826.3966

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:00 - 18:00

Bệnh viện Mắt Trung ương được thành lập năm 1917, ra đời với quy mô 50 giường bệnh (lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ). Tới nay bệnh viện đã trở thành một trong những bệnh viện chuyên khoa mắt lớn nhất tại Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung. Đội ngũ giáo sư, bác sĩ ở bệnh viện có kinh nghiệm cao, được đào tạo chuyên môn, tận tình chăm sóc và thăm khám bệnh nhân.

Bệnh viện có nhiều khoa chuyên biệt về mắt như: Khoa mắt trẻ em, khoa mắt glocom, khoa mắt viêm màng bồ đào, khoa phẫu thuật... do đó đảm bảo được việc khám cũng như điều trị cho bệnh nhân được chuyên sâu nhất.

Các bệnh nhân sẽ được khám và điều trị bệnh về mắt cụ thể như sau:

  • Tiếp nhận các bệnh nhân khám, cấp cứu về mắt.

  • Thực hiện điều trị nội, ngoại trú cho bệnh nhân theo BHYT hoặc khám bệnh theo yêu cầu.

  • Phối hợp cùng với các cơ sở phòng chống mù lòa cũng như những trung tâm phòng chống bệnh xã hội ở các tỉnh để có thể phát hiện, dập tắt dịch về mắt.

  • Thực hiện phòng bệnh cũng như tuyên truyền phòng các bệnh về mắt.

  • Điều trị, phục hồi các chức năng cho người khiếm thị.

  • Thực hiện phẫu thuật mắt.

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

Khoa mắt - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ số 78 Đường Giải Phóng - Phương Mai - Quận Đống Đa - Tp. Hà Nội

  • Điện thoại: (024) 3869.3731

Bệnh viện Bạch Mai thành lập vào năm 1911, tuy nhiên tới năm 1981 chuyên khoa về Mắt mới được thành lập, tới nay đã có những bước trưởng thành vượt bậc với những kỹ thuật hiện đại được đưa vào ứng dụng trong công tác chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.

Tại khoa mắt của bệnh viện, bệnh nhân sẽ được thăm khám:

  • Khám cũng như tư vấn và điều trị các bệnh liên quan tới mắt

  • Các tật khúc xạ như: Viễn thị, cận thị, lão thị, nhược thị, lác,...

  • Các bệnh võng mạc, glocom, đục thủy tinh thể cũng những bệnh khác về mắt

  • Phẫu thuật mắt cho bệnh nhân

Khoa mắt - Bệnh viện Trưng Vương

Thành lập đến nay đã hơn 10 năm, đến nay, Khoa mắt - Bệnh viện Trưng Vương đã phẫu thuật mắt thành công cho trên 150.000 bệnh nhân với nhiều cấp độ bệnh lý khác nhau. Với phương châm: Đôi mắt khỏe mạnh của khách hàng là niềm hạnh phúc của chúng tôi, Khoa mắt luôn nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cũng như chất lượng dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh. Sau tất cả những cố gắng, Khoa mắt – Bệnh viện Trưng Vương đã vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giấy khen...của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo các tỉnh – thành... Đội ngũ y bác sĩ vững vàng chuyên môn, luôn làm việc hết mình vì bệnh nhân, đồng thời cố gắng trau dồi để cập nhật phương pháp điều trị mới, kỹ thuật hiện đại nhằm mang đến kết quả khám và điều trị bệnh hài lòng nhất cho khách hàng.

Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc:

  • Thứ Hai - Thứ Sáu: 13h00 - 16h30, 6h30 - 11h00
  • Thứ Bảy: 07h00 - 12h00

Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?

Khoa Mắt - Bệnh viện STO Phương Đông

Khoa Mắt - Bệnh viện STO Phương Đông do Bác sỹ Chuyên khoa I Mai Anh Duy phụ trách chuyên môn. Khoa mắt của bệnh viện chuyên khám và điều trị một số vấn đề như đo khúc xạ, làm kính cận, viễn, loạn, lão; tiến hành phẫu thuật mổ mắt cườm nước, mắt lé, mắt bị sụp mí, mắt bị sa giãn da mi, mắt lồi hay phẫu thuật các trường hợp u nhãn khoa và đục thủy tinh thể. Với tay nghề cao, kỹ thuật chính xác của bác sĩ Anh Duy, quá trình điều trị mắt diễn ra rất nhẹ nhàng, nhanh chóng, thời gian phục hồi nhanh và hoàn toàn không có hiện tượng biến chứng xảy ra.

Địa chỉ: 79 Thành Thái, phường 14, Quận 10, Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc:

  • Thứ Hai - Thứ Bảy: 07h00 - 19h00
  • Chủ Nhật: 07h00 - 12h00

Xem thêm:

  • Các bài tập cho mắt nhược thị
  • Bệnh nhược thị có bắt buộc đeo kính không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!