Bệnh về mắt có thể gây suy giảm thị lực. Một số các nguyên nhân gây ra suy giảm thị lực bao gồm: tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, glaucoma hoặc tổn thương não…
Có những bệnh khiến thị lực bị giảm nhưng bạn lại không thể điều trị bằng việc đeo kính thuốc, kính áp tròng hay phẫu thuật. Bệnh giảm thị lực không phải là mù hoàn toàn vì bạn còn có thể nhìn thấy mờ mờ. Bệnh này có thể điều trị được bằng thiết bị hỗ trợ thị lực như là kính lúp (kính phóng đại).
Bệnh suy giảm thị lực bao gồm nhiều mức độ khác nhau. Bạn có thể có một điểm mù hoặc gần như hoàn toàn mất đi thị lực. Học viện nhãn khoa phân chia bệnh giảm thị lực thấp thành hai dạng, dựa trên tầm nhìn của người có thị lực tốt:
- Mất thị lực từng phần: Thị lực ở khoảng giữa 20/40–20/20, có thể điều chỉnh bằng sử dụng các loại kính theo toa thông thường;
- “Mù dở” (gần bị mù): Thị lực kém hơn 20/200, dùng cách điều trị thông thường, hoặc bạn có thị lực hạn chế dưới 20 độ.
Bệnh giảm thị thực có mấy loại?
Các loại thường gặp nhất là:
- Mất thị thực ở trung tâm. Bạn có một điểm mù ở chính giữa tầm nhìn;
- Mất thị lực ngoại vi. Bạn không thể nhìn thấy gì ở hai bên hoặc trên hoặc dưới mắt, nhưng tầm nhìn trung tâm của bạn vẫn không bị ảnh hưởng;
- Quáng gà. Bạn không nhìn thấy rõ ở những nơi không đủ ánh sáng như ở nhà hát hoặc ở ngoài trời tối;
- Mờ mắt. Bạn không nhìn thấy các vật dù ở gần hoặc xa;
- Lóa mắt. Tầm nhìn của bạn hoàn toàn bị che mờ do ánh sáng lóa.
Nguyên nhân nào gây giảm thị lực?
Giảm thị lực là hậu quả của rất nhiều căn bệnh và tổn thương. Bệnh về mắt như: thoái hóa điểm vàng, bệnh glaucoma và đục thủy tinh thể rất phổ biến ở người trên 45 tuổi và thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi bạn trên 65 tuổi.
Ngoài các bệnh về võng mạc do nguyên nhân tuổi tác, những nguyên nhân khác có thể là:
Bệnh glaucoma (bệnh cườm nước)
Bệnh glaucoma có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Thông thường, bệnh này xảy ra do áp lực bên trong mắt tăng cao do những vấn đề về dòng chảy và thoát nước trong mắt. Bệnh này cũng xảy ra khi áp lực bên trong mắt không tăng (áp lực glaucoma bình thường) nhưng thiếu máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.
Bệnh glaucoma không có các triệu chứng sớm ở dạng phổ biến nhất, nhưng các dấu hiệu đầu tiên của bệnh là thị lực kém (ngoại vi) và khó nhìn thấy vào ban đêm. Nếu được chẩn đoán sớm thì bệnh có thể điều trị bằng thuốc. Đôi khi phẫu thuật có thể làm giảm thiểu chứng mất thị lực.
Bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có thể trải qua sự thay đổi từng ngày về thị lực hoặc chức năng thị lực do bệnh tiểu đường gây ra. Bệnh tiểu đường có thể gây rò rỉ các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc để phát triển những mạch máu nhỏ, bất thường. Điều này có thể ảnh hưởng đến thị lực và theo thời gian có thể làm tổn thương nặng võng mạc.
Thủ thuật laser và các phương pháp phẫu thuật có thể làm giảm sự tiến triển của nó, nhưng việc điều chỉnh lượng đường trong máu là bước quan trọng nhất trong điều trị bệnh võng mạc tiểu đường.
Bệnh thoái hóa điểm vàng
Bệnh thoái hóa điểm vàng là bệnh liên quan đến tuổi tác gây ảnh hưởng đến võng mạc – lớp lót nhạy cảm với ánh sáng ở phía sau mắt, nơi tập trung hình ảnh. Vùng macula – vùng trên võng mạc có ảnh hưởng xấu đến thị lực trung tâm, làm mờ mắt. Điều này khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đọc và đối với một số người cũng tạo ra một điểm mù ở khu vực tầm nhìn trung tâm.
Hình thức thoái hóa điểm vàng phổ biến nhất được biết đến là không tiết dịch, hoặc dạng “khô”, dạng mất thị lực thường tiến triển chậm. Mất thị lực nhanh và nghiêm trọng bắt nguồn từ sự tiết dịch ở bệnh thoái hóa điểm vàng hoặc dạng “ướt”. Ở dạng ướt, mạch máu bất thường phát triển dưới macula, gây rò rỉ chất dịch và máu. Đây là các nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người trên 50 tuổi.
Ngoài ra, việc hút thuốc lá và chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò trong sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi già. Dạng bệnh thoái hóa điểm vàng tuổi vị thành niên do di truyền cũng có thể gây mất thị lực.
Chấn thương não
Chấn thương đầu, tổn thương não và đột quỵ cũng có thể gây tổn hại hoặc mất đi thị lực. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm: thị lực suy giảm, độ nhạy tương phản, mờ mắt, độ lệch của mắt, độ sâu và độ nhạy sáng kém, sự nhầm lẫn khi thực hiện các bài kiểm tra bằng hình ảnh, khó khăn khi đọc, nhức đầu, chóng mặt, dáng điệu cơ thể bất thường và không thể giữ thăng bằng.
Bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể là sự kéo màng (hay kết mây) một phần hoặc toàn bộ thủy tinh thể trong mắt. Sự kéo màng này làm nhiễu loạn ánh sáng đi tới võng mạc ở phía sau mắt, dẫn đến mất thị lực.
Nguyên nhân của bệnh bao gồm: lão hóa, tiếp xúc lâu dài với bức xạ cực tím của mặt trời, bị chấn thương, bị bệnh và do di truyền.
Nếu mắt bạn khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ lớp màng này. Thông thường, thấu kính nhãn cầu được chèn vào mắt để phục hồi thị lực. Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công cao đối với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những người bị các bệnh khác về mắt, việc phẫu thuật cần được xem xét kỹ lưỡng. Những người này có thể yêu cầu phục hồi chức năng thị lực suy giảm để tối đa hóa tầm nhìn còn lại của họ.
Nhược thị
Đối với bệnh nhược thị, giai đoạn thời thơ ấu, hệ thống thị lực không thể phát triển bình thường. Chứng mờ mắt làm cho một hoặc cả hai mắt không thể điều trị dễ dàng chỉ bằng việc đeo kính thông thường hoặc kính áp tròng.
Bệnh viêm võng mạc sắc tố
Bệnh viêm võng mạc sắc tố dần dần tàn phá tầm nhìn vào ban đêm, làm giảm tầm nhìn của mắt một cách trầm trọng và có thể dẫn đến suy giảm thị lực tổng thể. Bệnh này di truyền và triệu chứng đầu tiên là quáng gà, thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên.
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (viết tắt là ROP)
Bệnh này xảy ra ở trẻ sơ sinh bị sinh non, do lượng oxy cao ở lồng ấp trong suốt thời kỳ sơ sinh gây ra.
Bệnh bong võng mạc
Đối với bệnh bong võng mạc, võng mạc của mắt bị bong ra khiến thị lực suy giảm.
Nguyên nhân bong võng mạc bao gồm: có các lỗ trong võng mạc, chấn thương mắt, nhiễm trùng, rối loạn mạch máu hoặc có khối u. Ngoài ra, bệnh ung thư mắt, bệnh bạch tạng, đột quỵ hay chấn thương mắt cũng là nguyên nhân gây giảm thị lực.
Nếu được chẩn đoán sớm, hầu hết các võng mạc tách ra có thể được nối lại bằng phẫu thuật giúp phục hồi tầm nhìn một phần hoặc hoàn toàn.
Có thể chữa khỏi bệnh giảm thị lực không?
Một số chứng rối loạn thị giác như bệnh võng mạc tiểu đường có thể được điều trị để phục hồi hoặc duy trì thị lực. Nếu không điều trị, thị lực sẽ suy giảm vĩnh viễn. Tuy nhiên, đã có những thiết bị y tế hỗ trợ dành cho người bị giảm thị lực. Các sản phẩm phổ biến bao gồm:
- Kính viễn;
- Kính lọc ánh sáng;
- Kính lúp;
- Kính lúp cầm tay;
- Thiết bị có thể phóng to, thu nhỏ ánh sáng theo mặt kính;
- Lăng kính đọc sách.
Cũng có các thiết bị hữu ích hỗ trợ mà không phải là quang học, được thiết kế cho những người bị giảm thị lực. Một số thiết bị phổ biến gồm có:
- Phần mềm đọc chữ;
- Máy hướng dẫn kiểm tra văn bản;
- Đồng hồ có độ tương phản cao;
- Đồng hồ biết nói;
- Các ấn phẩm được in lớn;
- Đồng hồ và điện thoại có số lớn;
- Sách ở dạng đĩa DVD/CD/audiocassette;
- Thiết bị hỗ trợ thị lực có thể cải thiện tầm nhìn và chất lượng cuộc sống.
Có thể phòng tránh bệnh suy giảm thị lực không?
Bệnh này có thể phòng ngừa được đối với trường hợp bệnh nhân tiểu đường. Đối với bệnh nhân bị đục thủy tinh thể thì có khả năng hồi phục.
Bạn nên khám mắt 6 tháng/lần để đảm bảo có đôi mắt khỏe mạnh và sớm phát hiện những vấn đề về mắt.
Đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người, vậy nên bạn cần chăm sóc và bảo vệ mắt thật tốt để luôn có đối mắt sáng đẹp rạng ngời.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Chứng trào ngược dạ dày thực quản ở bé, những điều bố mẹ cần biết
- Nếu không muốn ung thư cổ tử cung, hãy tiêm vắc xin HPV ngay bây giờ
- Không nhớ được tên người mới gặp, có thể bạn đang mắc bệnh Alzheimer
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!