Parkinson là bệnh rối loạn chức năng vận động do thoái hóa cấu trúc hệ thần kinh trung ương, làm suy giảm khả năng vận động, nhận thức, tư duy và một số chức năng khác. Khi mắc bệnh Parkinson nhiều người không biết bệnh tồn tại bao nhiêu thời gian. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Đặc điểm của bệnh Parkinson
Tuy bệnh Parkinson không gây tử vong nhưng lại được xếp vào nhóm bệnh mạn tính và có tiến triển. Vì vậy tình trạng của người bệnh Parkinson sẽ xấu dần đi theo thời gian. Do nhiều yếu tố nên bệnh Parkinson tiến triển khác nhau ở mỗi người.
Triệu chứng rối loạn vận động biểu hiện ở mỗi người bệnh không giống nhau, do đó tiến triển bệnh cũng sẽ khác nhau.
Một số người có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nhiều trường hợp bệnh Parkinson khởi phát sớm, người bệnh sống chung với Parkinson trong nhiều năm mà không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, trong khi nhiều bệnh nhân đã gặp phải rối loạn vận động mức độ nặng ngay ở giai đoạn sớm. Các triệu chứng không thuộc về vận động cũng biểu hiện rất khác nhau ở mỗi người. Có người sẽ bị trầm cảm trước, trong khi vài trường hợp khác lại là suy giảm nhận thức.
Biểu hiện bệnh Parkinson.
Bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Những người mắc bệnh Parkinsonsẽ mắc phải rối loạn này theo nhiều cách khác nhau. Các triệu chứng bệnh có thể từ nhẹ đến nặng. Một số người có thể sẽ chuyển tiếp một cách nhẹ nhàng lần lượt qua 5 giai đoạn bệnh, nhưng một số người khác thì sẽ có thể bỏ qua một vài giai đoạn và phát triển luôn đến những giai đoạn cuối. Một số người sẽ có thể trải qua giai đoạn 1 của bệnh trong vòng vài năm với rất ít triệu chứng, nhưng một số người khác có thể sẽ phát triển bệnh rất nhanh và đến ngay giai đoạn cuối.
Triệu chứng chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể
Giai đoạn đầu tiên của bệnh Parkinson thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Một số người thậm chí còn không phát hiện ra triệu chứng trong giai đoạn sớm nhất này. Các triệu chứng về vận động tinh trong giai đoạn một bao gồm run, lắc chân tay.
Các triệu chứng bắt đầu ảnh hưởng đến vận động ở cả 2 bên cơ thể
Một khi các triệu chứng về vận động củabệnh Parkinson bắt đầu ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể thì tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi đi lại và duy trì trạng thái thăng bằng khi đứng. Bạn cũng có thể sẽ bắt đầu gặp khó khăn nhiều hơn khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi vận động thể chất vốn rất dễ dàng trước đây.
Trong suốt giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu cần phải uống thuốc. Loại thuốc đầu tiên thường được dùng để điều trị bệnh Parkinson là thuốc chủ vận dopamine. Loại thuốc này sẽ kích hoạt các thụ thể dopamine và khiến các chất dẫn truyền thần kinh di chuyển và truyền tín hiệu dễ dàng hơn.
Triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn nhưng bạn vẫn có thể hoạt động mà không cần trợ giúp
Đây được coi là giai đoạn giữa của bệnh Parkinson. Trong giai đoạn này, bạn sẽ gặp phải những khó khăn rất rõ ràng trong việc đi lại, đứng và các hoạt động thể chất khác. Những triệu chứng này có thể sẽ gây cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn sẽ dễ bị ngã hơn và các hoạt động thể chất hàng ngày của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, đa số người bệnh trong giai đoạn này vẫn có thể duy trì sự tự lập và cần rất ít sự hỗ trợ từ những người khác.
Triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và thậm chí là khuyết tật, cần có sự hỗ trợ của người ngoài để đi, đứng và di chuyển
Giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn tiến triển của bệnh Parkinson. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn và suy nhược nhiều hơn.
Đa số những người trong giai đoạn 4 đều không thể tự sống một mình được, họ cần sự giúp đỡ của người chăm sóc hoặc người thân để thực hiện những công việc hết sức bình thường.
Triệu chứng nghiêm trọng nhất và người bệnh phải ngồi xe lăn hoặc nằm liệt giường
Giai đoạn cuối của bệnh Parkinson là giai đoạn nặng nhất. Người bệnh sẽ không thể thực hiện được bất cứ hoạt động nào, nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Do vậy, người bệnh buộc phải có người chăm sóc thường xuyên túc trực bên cạnh.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ giảm đi rất nhanh trong giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Ngoài việc các triệu chứng vận động tiến triển, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề khác liên quan đến giao tiếp và trí nhớ. Vào thời điểm này, điều trị và dùng thuốc gần như sẽ không đem lại hiệu quả gì.
Sống cùng bệnh Parkinson
Điều quan trọng phải làm để giữ gìn thể xác và tinh thần khỏe mạnh nếu bạn bị bệnh Parkinson.
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh
Tập thể dục thường xuyên là đặc biệt quan trọng trong việc giúp làm giảm độ cứng cơ bắp, cải thiện tâm trạng của bạn và làm giảm căng thẳng. Bạn cũng nên có một chế độ ăn uống cân bằng có chứa tất cả các nhóm thực phẩm, để cung cấp cho cơ thể bạn các chất dinh dưỡng cần thiết.
Chủ động điều trị
Bệnh Parkinsonđòi hỏi sự kiên trì nên bệnh nhân cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia trị liệu để có phương án chữa bệnh tốt nhất.
Điều trị kích thích não sâu
Bằng việc cấy điện cực vào một số nhân trong não để giảm các triệu chứng do bệnh Parkinson gây ra như cứng cơ, không đáp ứng với thuốc. Phương pháp đặt điện cực chữa bệnh Parkinson cải thiện rõ rệt các triệu chứng và giảm rối loạn vận động đến 80%.
Thư giãn trước khi ngủ
Nên đi ngủ vào khung giờ nhất định, bố trí phòng ngủ thoáng mát về mùa hè, ấm áp trong mùa đông, hạn chế ánh sáng giúp cơ thể thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu.
Giảm lo lắng, căng thẳng: Khoảng 50% số người mắc bệnh Parkinson có biểu hiện rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu. Do vậy, giảm lo lắng và căng thẳng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!