Bệnh suy giảm nhận thức nhẹ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Suy giảm nhận thức nhẹ là sự suy giảm nhận thức rõ rệt do lão hóa và bệnh mất trí nhớ gây ra. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển sang Alzheimer.

Suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) là một giai đoạn suy giảm nhận thức rõ rệt do sự lão hóa và bệnh mất trí nhớ gây ra. Triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này là gì?

Bạn bè và gia đình có thể nhận thấy rõ những thay đổi trong hành vi và lời nói của người bệnh, nhưng hầu hết mọi người đều coi nhẹ bệnh rồi làm lơ chúng. Thêm vào đó, chứng suy giảm nhận thức nhẹ còn làm tăng nguy cơ phát triển các chứng bệnh mất trí về sau này, bao gồm cả bệnh Alzheimer. May thay, bệnh nhân vẫn có khả năng hồi phục trí nhớ nếu được quan tâm và điều trị kịp thời.

Triệu chứng

Bộ não sẽ thay đổi theo thời gian khi bạn già đi. Chứng đãng trí cũng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở người cao tuổi với các biểu hiện như phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ một vấn đề hoặc để nhớ lại tên của một người, đồ vật hoặc một sự kiện.

Nếu bạn gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đây rất có thể là một dấu hiệu của chứng suy giảm nhận thức nhẹ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng trải qua những vấn đề sau đây:

  • Càng ngày càng mau quên;
  • Thường quên mất các sự kiện quan trọng như một buổi hẹn hò hoặc một cuộc gặp gỡ xã giao;
  • Không tập trung vào các cuộc trò chuyện, lơ đãng khi đọc sách hoặc xem phim;
  • Gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định, lập kế hoạch hoặc giải thích một vấn đề;
  • Bắt đầu quên đường xá xung quanh;
  • Trở nên bốc đồng hoặc phán xét sự việc ngày càng kém;
  • Gia đình và bạn bè nhận ra những biểu hiện bất thường.

Những dấu hiệu khác có thể xuất hiện bao gồm: trầm cảm, khó chịu và hung hăng, lo âu, thờ ơ với thế giới xung quanh.

Nguyên nhân

Không có nguyên nhân chính xác gây ra chứng suy giảm nhận thức nhẹ. Các triệu chứng về suy giảm có thể vẫn “dậm chân tại chỗ” trong nhiều năm hoặc bệnh sẽ chuyển biến sang bệnh Alzheimer, hay may mắn hơn là bệnh có cải thiện tích cực theo thời gian nếu được điều trị đúng cách.

Khi khám nghiệm tử thi của những bệnh nhân suy giảm nhận thức, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những yếu tố khác bao gồm:

  • Các khối u dị thường của protein beta-amyloid (mảng bám) và cụm protein cực nhỏ có đặc tính của bệnh Alzheimer (rối loạn);
  • Những khối u nhỏ (Lewy) của một loại protein có liên quan đến bệnh Parkinson, bệnh sa sút trí tuệ và một số trường hợp bệnh Alzheimer;
  • Đột quỵ nhẹ hoặc làm giảm lưu lượng máu qua các mạch máu não.

Nghiên cứu hình chụp bộ não cũng cho thấy những thay đổi sau đây có mối liên hệ khá mật thiết với chứng suy giảm nhận thức:

  • Hồi hải mã, một vùng não quan trọng có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian bị co rút;
  • Không gian chứa dịch của não (não thất) bị mở rộng;
  • Sự hạn chế trong quá trình hấp thụ glucose tại các vùng não bộ quan trọng.

Các yếu tố rủi ro

Tuổi già

Điều kiện y tế và lối sống có liên quan đến nguy cơ suy giảm nhận thức, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Hút thuốc;
  • Huyết áp cao;
  • Tăng cholesterol;
  • Trầm cảm;
  • Thiếu tập thể dục;
  • Không thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội hoặc thiếu các thói quen giúp kích thích trí tuệ (đọc báo, chơi cờ…).

Biến chứng

Hằng năm, có khoảng 1–2% người lớn tuổi mắc phải các chứng bệnh suy giảm trí nhớ. Trong số đó bao gồm cả chứng suy giảm nhận thức nhẹ, với khoảng 6–15% người bệnh.

Lối sống và biện pháp khắc phục

  • Các nhà nghiên cứu khuyên rằng áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục và sống lành mạnh có thể ngăn chặn hoặc đảo ngược chứng suy giảm nhận thức.
  • Thường xuyên tập thể dục không chỉ có lợi cho sức khỏe tim mạch và cũng có thể giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
  • Một chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều trái cây và rau quả là một sự lựa chọn tốt cho sức khỏe não bộ.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3, vì omega-3 làm tăng cường sự truyền tải dopamine (đây là một chất dẫn truyền thần kinh có vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động của não bộ và cơ thể, bao gồm: kiểm soát hành vi và nhận thức, giấc ngủ, tâm trạng, trí nhớ) và cải thiện chức năng nhận thức. Bạn có thể bổ sung omega-3 qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, dầu hạt lanh.
  • Các tế bào não cũng giống như các tế bào vùng cơ nên chúng cần được tập luyện đều đặn để giữ sự khỏe mạnh.

Nếu khi làm việc bạn không vận động nhiều, thì tập thể dục hằng ngày chính là biện pháp giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mối quan hệ giữa những cơn đột quỵ và tình trạng sa sút trí nhớ
  • Bạn có biết sự khác nhau giữa chứng đãng trí và bệnh Alzheimer?
  • Không nhớ được tên người mới gặp, có thể bạn đang mắc bệnh Alzheimer

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!