Bệnh thủy đậu có lây không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái dạ, bệnh không hiếm gặp và mọi độ tuổi đều có thể mắc phải nếu chưa được miễn dịch. Trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất. Bệnh thủy đậu dễ điều trị, nhanh khỏi nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái dạ, bệnh không hiếm gặp và mọi độ tuổi đều có thể mắc phải nếu chưa được miễn dịch. Trẻ em là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh này cao nhất. Bệnh thủy đậu dễ điều trị, nhanh khỏi nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Vậy bệnh thủy đậu có lây không? Lây qua đường nào? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh thủy đậu có lây không?

Bệnh thủy đậulà bệnh do virus Varicella- Zoster gây ra, biểu hiện bằng các dấu hiệu thủy đậu như: nổi ban, ngứa da và những tổn thương như các mụn nước, sau khi vỡ có thể để lại sẹo.

Theo các thống kê cho thấy, người chưa được tiêm phòng thủy đậu hay chưa có miễn dịch với bệnh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh thì có khả năng bị nhiễm bệnh lên đến 90%. Đây là căn bệnh truyền nhiễm và dễ lây thành dịch nếu bạn không biết cách phòng ngừa.

Bệnh thủy đậu có lây không?

2. Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Các con đường lây truyền phổ biến của bệnh thủy đậu:

Bệnh thủy đậu lây lan do tiếp xúc thông thường

Bệnh rất dễ lây từ bóng nước khi vỡ ra, lây lan từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét của người bệnh sang người bình thường thông qua quần áo, khăn mặt, đồ chơi, đồ dùng hàng ngày,.... Đặc biệt, phụ nữ bị thủy đậu trong quá trình mang thai sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Bệnh thủy đậu lây qua đường hô hấp

Virus gây bệnh thủy đậu chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người bình thường dễ bị lây bệnh thông qua nói chuyện hay hít những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, sổ mũi,... đặc biệt là đối với trẻ em.

Lưu ý

-Bệnh thủy đậucó thể lây lan ngay cả trước khi nổi ban: Trong thời gian ủ bệnh, trước khi nổi ban người bệnh đã mang sẵn virus gây bệnh và hoàn toàn có thể lây lan ngay sang người khác.

- Bệnh thủy đậu lây lan ngay cả khi các mụn thủy đậu đã đóng vảy: Mụn thủy đậu đã đóng vảy nhưng virus từ các mụn vẫn chưa hết hoàn toàn, nếu gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể lây truyền sang người khác đặc biệt là những người có khả năng miễn dịch kém.

- Bệnh thủy đậu lây lan nhiều nhất do trẻ em: Đa số trẻ em mắc bệnh thủy đậu sẽ lây lan cho những người trong gia đình và những người xung quanh. Nguyên nhân vì trẻ em không thể tự mình sinh hoạt hàng ngày được và rất cần sự trợ giúp của người thân. Mặt khác trẻ em là đối tượng hiếu động dễ tiếp xúc với người khác không hề kiêng dè.

Bệnh thủy đậu có lây không?

3. Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu cũng có thể gây ra biến chứng viêm não ở trẻ. Biến chứng này thông thường sẽ biểu hiện rõ sau khi khỏi bệnh thủy đậu, trẻ bỗng trở nên mệt mỏi vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài như: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v...

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này là rất cao vì virus bên trong đã ảnh hưởng quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

4. Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu, hạn chế khả năng nhiễm bệnh bạn cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

Hạn chế tiếp xúc với người bệnh

  • Cách ly người bệnh cho tới khi khỏi hoàn toàn
  • Tuyệt đối không sử dụng chung quần áo, khăn tắm, khăn rửa mặt, chậu tắm,...với người bệnh dễ tạo điều kiện cho virus làm lây lan
  • Đeo khẩu trang y tế khi nói chuyện với người bệnh.

Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tắm rửa hàng ngày với nước ấm.
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, giặt giũ chăn màn, đệm, gối, ga giường,... để đảm bảo sức khỏe tốt cho chính bản thân người bệnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Chủ động tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Bệnh thủy đậu là căn bệnh dễ lây và lây qua nhiều đường nên mọi người cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa để tránh bùng phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!