Để phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả, bất cứ căn bệnh nào cũng cần có sự kiêng khem nhất định. Bệnh chân tay miệng ở trẻ cũng vậy. Rất nhiều người quan niệm khi bị bệnh chân tay miệng cần phải kiêng ra gió. Vậy bệnh chân tay miệng có cần kiêng gió không?
Bệnh chân tay miệng thường lây từ người này sang ngươi kia một cách dễ dàng khi tiếp xúc với mầm bệnh. Khi trẻ bị bệnh, các bậc cha mẹ cần cách ly để tránh lây lan bệnh cho những trẻ khác. Đồng thời phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng như môi trường xung quanh để giúp trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện về sau.
Bệnh chân tay miệng có cần kiêng gió không?
Bệnh chân tay miệng có cần kiêng gió không từ lâu đã là câu hỏi khiến rất nhiều người đắn đo, suy nghĩ. Rất nhiều bậc ông bà, cha mẹ khi thấy con bị bệnh chân tay miệng đều kiêng không cho trẻ ra gió. Vì vậy mà họ thường mặc thật nhiều quần áo và giữ con "kín mít" ở trong phòng, không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nhưng theo các bác sĩ, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm vì điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó khiến bệnh ngày càng nặng hơn hoặc gây những biến chứng nguy hiểm khác như viêm, nhiễm trùng ở các vết loét, hoại tử vết thương,...
Trẻ khi bị chân tay miệng cần được vệ sinh sạch sẽ và giữ cho cơ thể luôn thoáng mát để các vết loét nhanh khô và lành bệnh. Do đó, bạn có thể cho trẻ chơi trong căn phòng sạch sẽ, thoáng mát, không để gió quá mạnh tạt vào. Lưu ý, bạn nên tắm rửa cho trẻ ở nơi kín gió và sử dụng xà phòng để diệt vi khuẩn.
Bệnh chân tay miệng cần kiêng những gì?
Bên cạnh câu hỏi bệnh chân tay miệng có cần kiêng gió không, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra lo lắng liệu bệnh này có cần kiêng khem gì nữa không? Để tay chân miệng nhanh hết, bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn cũng cần có chế độ kiêng cữ nhất định cho trẻ. Cụ thể như sau:
- Không nên cho trẻ ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng vì điều này sẽ khiến các vết loét ở miệng trở nên đau rát và lúc này trẻ sẽ rất sợ ăn. Theo đó, bạn cần chú ý cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, mịn và dễ nuốt.
- Không nên ép trẻ ăn khi chúng có dấu hiệu từ chối. Thay vì cố đút nhét thức ăn vào miệng trẻ, bạn hãy cho chúng một ly sữa lạnh, một chiếc bánh flan hay một ly sữa chua. Vì thời gian ủ bệnh ngắn, qua khoảng 5 - 10 ngày là hết nên sau khi hết bệnh bạn có thể cho trẻ ăn bù lại.
- Không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su vì những loại đồ chơi này thường là nơi vi khuẩn tụ tập rất nhiều.
- Không nên để trẻ chơi chung, ngủ chung và dùng đồ dùng sinh hoạt hằng ngày chung với những trẻ khác, tránh việc lây lan bệnh sang những trẻ khác.
- Không nên mặc quần áo quá chật, quá nhiều khiến cơ thể không được thoải mái, dễ chịu.
Với chia sẻ từ bài viết bệnhchân tay miệng có cần kiêng gió không trên đây hi vọng có thể giải đáp được thắc mắc của bạn. Từ đó, có cách điều trị phù hợp để giúp trẻ nhanh chóng hết bệnh và phát triển một cách toàn diện.
Trẻ bị tay chân miệng thì nên bôi thuốc gì?
Mắc bệnh sùi mào gà và cách điều trị hiệu quả
2
Chia sẻ cách dùng 3 bài thuốc dân gian chữa chân tay miệng hiệu quả
Chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam
Có thể tắm khi bị thủy đậu không?
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!