Khi bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ cảm thấy rất khó chịu và sẽ quấy khóc hoặc cảm thấy mệt mỏi, để lâu dài sẽ gây những biến chứng khó lường. Bởi vậy, khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bố mẹ cần biết cách để chữa trị, chăm sóc, quan trọng nhất vẫn là phải biết cách phòng ngừa để trẻ không gặp phải bệnh này. Lily & WeCare sẽ hướng dẫn phụ huynh những cách phòng ngừa chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu về cách phòng ngừa chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ cũng cần biết được dấu hiệu nhận biết của bệnh. Khi mới chớm bị, trẻ sẽ ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, cảm giác nặng đầu, đau mỏi hết chân tay và sốt khoảng 39 độ C. Lúc ban ngày thì trẻ nằm lịm, ban đêm sẽ quấy khóc và mẹ phải bế luôn trên tay. Với những trẻ sơ sinh, mũi sẽ bị tắc do lỗ mũi nhỏ mà trẻ lại chưa hình thành thói quen thở bằng miệng nên trẻ sẽ rất khó thở, quấy khóc nhiều và có hiện tượng bị co kéo ở thượng đòn và thượng ức. Lúc này, hai hốc mũi trẻ bị sung huyết đỏ và bị ứ đọng nhiều dịch. Trẻ khó bú hơn vì mỗi lần ngậm ti mẹ là bị ngạt thở, tím tái hoặc sẽ bỏ bú để giãy giụa, khóc thét lên. Trẻ sẽ bị đi ngoài, gầy tọp và hay bị nôn trớ.
Trong thời gian từ 3 – 5 ngày, bệnh sẽ tự động thuyên giảm. Mũi trẻ sẽ bớt chảy dịch, trẻ thở thông, nhiệt độ sẽ trở lại bình thường nhưng triệu chứng nôn và tiêu chảy vẫn còn kéo dài thêm khoảng 2 ngày nữa. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm tai xương chũm cấp, từ đó bị viêm phế quản, viêm nhiễm độc thần kinh, bị áp xe thành sau họng.
Bên cạnh đó, trẻ còn gặp nhiều bệnh liên quan đến viêm mũi khác như: viêm mũi vàng chanh, viêm mũi lậu, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi giang mai.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp những vật lạ như: lông động vật, phấn hoa, bào tử nấm, bụi... Những tác nhân này sẽ đóng vai trò như kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể tương ứng thì sẽ tạo ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này sẽ xảy ra ngay ở lớp nhày của niêm mạc hệ thống hô hấp trên như: họng, xoang, mũi... gây hiện tượng viêm, kích thích niêm mạc.
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng nên có người bị viêm mũi dị ứng, có người lại không dù cùng một tác nhân gây kích thích. Bệnh hay gặp vào mùa xuân, lúc phấn hoa phát tán nhiều trong không khí, lúc có nhiều hơi ẩm và là điều kiện để nấm mốc phát triển.
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng thì mẹ cần làm gì?
- Dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho trẻ khi trẻ có dấu hiệu viêm mũi dị ứng. Đồng thời, cần vệ sinh răng miệng, họng của trẻ thật sạch để không để lại những biến chứng nhiễm khuẩn trên cơ thể.
- Tìm ra nguyên nhân gây dị ứng cho trẻ một cách triệt để và có biện pháp xử lý để trẻ không bị lại nhiều lần.
- Không nên tự ý dùng nước ép tỏi, hút mũi hoặc lạm dụng thuốc nhỏ mũi... khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi bởi nó sẽ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp của trẻ.
- Lưu ý đến khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ, tăng rau xanh, vitamin C, các loại củ để tăng sức đề kháng cho trẻ trước bệnh tật.
- Nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện đa khoa về tai mũi họng khi thấy trẻ sốt cao, quấy khóc. Tránh không để đường hô hấp của trẻ bị tổn thương, dẫn tới những biến chứng không ngờ khác.
Cách phòng ngừa chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng như thế nào?
Do tính chất nguy hiểm nên mẹ cần cố gắng để trẻ không bị mắc chứng viêm mũi dị ứng. Để làm được điều này, mẹ cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Nên cho trẻ mặc ấm, tránh nơi gió lùa và tránh không để bị lạnh ngực.
- Giữ cho trẻ không bị ẩm ướt hoặc lạnh chân, nhất là khi đi ngủ.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nhất là cần cho trẻ ăn các thức ăn nóng.
- Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ, thường xuyên để tránh bị nhiễm trùng.
- Hạn chế triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay ở trẻ.
- Bám sát các chỉ định của bác sĩ để theo dõi trẻ, tránh những biến chứng không đáng có sẽ xảy ra khi trẻ mắc bệnh.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp những vật lạ như: lông động vật, phấn hoa, bào tử nấm, bụi... Những tác nhân này sẽ đóng vai trò như kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể tương ứng thì sẽ tạo ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này sẽ xảy ra ngay ở lớp nhày của niêm mạc hệ thống hô hấp trên như: họng, xoang, mũi... gây hiện tượng viêm, kích thích niêm mạc.
Viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng nên có người bị viêm mũi dị ứng, có người lại không dù cùng một tác nhân gây kích thích. Bệnh hay gặp vào mùa xuân, lúc phấn hoa phát tán nhiều trong không khí, lúc có nhiều hơi ẩm và là điều kiện để nấm mốc phát triển.
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng thì nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có những biện pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ. Đồng thời, cố gắng hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật, phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bặm...
Như vậy, với bài viết như trên, các phụ huynh đã biết cách phòng ngừachăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng. Bệnh không phải là quá nghiêm trọng nhưng nếu không biết cách phòng tránh sẽ dễ dẫn đến những biến chứng không mong muốn về sức khỏe cho trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải lưu ý về điều này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!