Các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Hăm tã là một hiện tượng gặp khá thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng của mùa hè. Tình trạng này có thể làm bé khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của trẻ. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ bị hăm tã? Khi nào thì chứng tỏ trẻ bị hăm tã nặng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Hăm tã là một hiện tượng gặp khá thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời tiết nắng nóng của mùa hè. Tình trạng này có thể làm bé khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của trẻ. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ bị hăm tã? Khi nào thì chứng tỏ trẻ bị hăm tã nặng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Hăm tã có 5 cấp độ khác nhau. Thường nếu không chú ý thì các mẹ chỉ phát hiện bé bị hăm tã ở mức độ 3 là mức độ trung bình.

Hăm tã cấp độ 1 (nhẹ)

Đặc điểm nhận biết:

- Khi bé bị hăm tã ở mức độ 1 thì ở vị trí mặc tã, da của bé sẽ có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ

- Trên vùng da đó có thể xuất hiện những mụn nhỏ

- Mặc dù da bé ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo

Các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Hăm tã cấp độ thứ 2

- Lúc này trên da bé xuất hiện những vết ửng đỏ diện tích nhỏ

- Những vết ửng đỏ xuất hiện trên da nhiều hơn và nằm rải rác

Hăm tã cấp độ 3 (trung bình)

- Nếu trẻ bị hăm tã ở mức độ 3 thì trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn

- Vết hăm cũng đậm và rõ ràng.

- Các vết hăm bắt đầu xuất hiện từ rải rác đến dày đặc

Hăm tã cấp độ 4

- Lúc này trên da bé xuất hiện những vết hăm rõ rệt và nhiều hơn

-Thậm chí xuất hiện những nốt sẩn trên da

- Da bé lúc này có thể hơi sưng

- Cuối cùng là da bé trở nên đỏ dữ dội và có thể có cả mụn mủ.

Hăm tã cấp độ 5 (nặng)

- Nếu ở mức độ nặng thì da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn

- Da bé bị sưng và phù nề nặng

- Diện tích tổn thương lớn hơn, những vết sẩn có mủ.

Như vậy, cứ theo những dấu hiệu trên đây các mẹ có thể nhận biết được tình trạng hăm tã của trẻ để có hướng xử lý phù hợp.

Nguyên nhân gây ra bệnh hăm tã ở trẻ

Theo các chuyên gia thì có 3 nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng hăm tã ở bé:

- Thứ nhất là do bản chất da bé vốn mỏng manh và nhạy cảm.nên rất dễ bị tổn thương.

- Thứ hai là do trẻ sơ sinh gần như mặc tã 24/24. Bởi vậy nên vùng da mông của trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu, từ đó gây kích ứng da và dẫn đến tình trạng hăm tã. Ngoài ra, những loại bỉm không phù hợp với làn da của bé cũng có thể khiến da bé bị tổn thương.

- Thứ ba là do mẹ cho bé mặc đồ quá chật hay làm bằng chất liệu quá cứng.

Các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Cách điều trị hăm tã cho trẻ hiệu quả mẹ cần biết

Vệ sinh cho bé

Cách đầu tiên để chăm sóc bé bị hăm tã đó chính là mẹ cần vệ sinh cho bé thật hợp lý và sạch sẽ. Cụ thể mẹ cần chú ý giữ cho da bé thật sạch và khô bằng cách có thể dùng nước hơi ấm rửa sạch toàn bộ vùng mông, bẹn cùng những phần da bị tổn thương của bé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên áp dụng phương pháp dùng khăn xô nhũng nước ấm, sau đó từ từ vắt nước sao cho chảy nhè nhẹ lên vùng da nhạy cảm của con. Tuy nhiên, các mẹ cần hết sức chú ý đừng để nhiệt độ nước quá nóng sẽ khiến vùng da bị tổn thương càng tổn thương nặng hơn.

Ngưng cho bé dùng tã

Có thể mẹ sẽ thấy rất bất tiện nếu không thể dùng tã cho con. Tuy nhiên khi bé bị hăm tã thì đây là điều thực sự nên làm. Mẹ có thể dùng tã cho bé khi bé ngủ nhưng cần đảm bảo da con khô ráo hoàn toàn. Trên thực tế thì các bác sĩ vẫn khuyên mẹ nên ngưng cho bé dùng tã trong khoảng 1-2 ngày cho đến khi da con hồi phục hẳn.

Thay bỉm cho con đúng cách

Thêm một cách để chữa hăm tã cho trẻ đó là thay bỉm cho trẻ đúng cách. Vì có rất nhiều mẹ vẫn chưa thật quan tâm đến vấn đề này nên đôi khi không nhận thức được việc mình đang đóng bỉm sai cách cho con.

- Khi chọn bỉm cho con mẹ cần chắc chắn về loại bỉm mình đang dùng: loại bỉm này có bị bí không? Có nhiều nylon quá không? và cuối cùng là có gây kích ứng cho da của con không?

- Mẹ nên thay bỉm cho con sau từ 2-4h dù bỉm lúc đó đã đầy hay chưa. Đừng vì tiết kiệm mà chưa thay cho con khi bỉm chưa đầy, điều này chính là nguyên nhân có thể làm cho bé bị hăm tã.

Các cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Mẹ nên sử dụng loại kem phòng và chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh

Có nhiều mẹ có quan niệm sai lầm rằng không nên bôi các loại kem phòng và chữa hăm da cho con vì đó là hóa chất có thể gây hại đến làn da nhạy cảm của con. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì nếu lựa chọn các loại kem bôi da có thành phần lành tính và an toàn thì cũng là một bước quan trọng để chữa hăm tã cho bé.

Như vậy, hăm tã có 5 cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Lily & WeCare khuyên mẹ nên thật chú ý đến con để có thể phát hiện tình trạng này khi còn nhẹ, tránh để lúc nặng mới phát hiện ra thì lúc đó rất khó để điều trị cho bé.

Xem thêm:

  • Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh trong mùa đông
  • Phòng ngừa và điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ hiệu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!