Mách mẹ cách trị hăm tã cho trẻ trong mùa đông

Chăm Sóc Bé - 04/25/2024

Mùa đông, đóng bỉm cho trẻ không chỉ giữ quần áo sạch sẽ mà còn giúp giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, đóng bỉm thường xuyên và không đúng cách trong thời gian dài khiến trẻ bị hăm tã. Vậy mẹ có biết cách trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông này như thế nào chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé!

Mùa đông, đóng bỉm cho trẻ không chỉ giữ quần áo sạch sẽ mà còn giúp giữ ấm cho trẻ. Tuy nhiên, đóng bỉm thường xuyên và không đúng cách trong thời gian dài khiến trẻ bị hăm tã. Vậy mẹ có biết cách trị hăm tã cho trẻ vào mùa đông này như thế nào chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé!

Mách mẹ cách trị hăm tã cho trẻ trong mùa đông

Trẻ bị hăm tã do đâu?

Da của trẻ có cấu trúc chưa ổn định và mỏng manh gấp 5 lần so với da người trưởng thành nên cực kỳ nhạy cảm, dễ dàng bị kích ứng da và viêm nhiễm bởi hóa chất độc hại.

Do mẹ ít thay tã cho trẻ khiến nước tiểu đọng lại lâu, da của bé tiếp xúc lâu ngày với nước tiểu làm bé bị hăm tã.

Do mẹ chọn bỉm có chất liệu kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ.

Do mẹ vội vàng mặc tã cho trẻ sau khi tắm xong mà không lau khô kỹ người, tạo môi trường ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển.

Việc dùng bỉm sai cách, khí hậu hanh khô, kèm thói quen thoa phấn rôm sau khi tắm cho trẻ làm bít kín lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da và khiến trẻ bị hăm da.

Biểu hiện của trẻ khi bị hăm tã

Khi trẻ bị hăm tã, những dấu hiệu sau có thể nhìn thấy bằng mắt thường: ở vùng đóng bỉm bị tấy đỏ, đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục kèm mùi khai khó chịu, để lâu còn lở loét. Lúc đó, trẻ sẽ đau rát, quấy khóc, giật mình khi ngủ, trở giấc giữa đêm. Những trẻ sơ sinh sẽ dễ bị hăm tã hơn trẻ lớn tháng.

Mách mẹ cách trị hăm tã cho trẻ trong mùa đông

Các cách trị hăm tã cho trẻ trong mùa đông

1. Thay tã thường xuyên cho trẻ

Tã, bỉm chỉ dùng cho trẻ trong khoảng thời gian nhất định. Mỗi ngày mẹ nên thay tã, bỉm ít nhất 6 lần để con thoải mái (mặc dù tã chưa đầy), để tránh việc tã sẽ không thấm hút được lượng nước tiểu mà trẻ thải ra sau đó, trẻ cũng không phải tiếp xúc lâu với chất thải gây kích ứng.

2. Thay đổi loại tã mà mẹ sử dụng cho trẻ

Khi mẹ sử dụng tã dùng 1 lần hay tã vải cho trẻ thì trẻ đều có thể bị hăm tã bởi thành phần các chất hóa học tồn tại trong tã.

Nếu như mẹ luôn giữ cho trẻ sạch sẽ mà trẻ vẫn không hết hăm và ngay từ đầu vết hăm đã rất rõ rệt, mẹ hãy nghĩ ngay đến khả năng trẻ bị dị ứng do không hợp bỉm chứ không phải do trời lạnh. Để trị hăm tã cho trẻ thì việc mẹ cần làm lúc này là thay loại tã đang dùng bằng 1 loại khác an toàn và hợp với làn da của con hơn.

3. Vệ sinh sạch sẽ mỗi lần thay tã

Mùa đông, có thể vì mẹ sợ con lạnh nên khi thay tã cho con thường không chú ý vệ sinh sạch sẽ mà chỉ lau khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hại trẻ.

Do đó, mẹ cần sử dụng khăn giấy ướt hoặc khăn vải mềm để vệ sinh sạch sẽ khu vực quấn tã, sau đó rửa bằng nước ấm và lau thật khô trước khi tiếp tục dùng tã hoặc bỉm mới cho con.

4. Bôi thuốc chống hăm

Thuốc chống hăm với dược tính dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho da, giúp da trẻ mềm mại khô thoáng và xoa dịu khó chịu khi bịhăm tã. Thuốc chống hăm thực chất là dầu không thấm nước nên có thể lưu lại lâu trên da trẻ, tạo ra lớp màng bảo vệ cho làn da mỏng manh. Tuy nhiên, chỉ nên bôi 1 lớp thuốc mỏng lên da trẻ và không bôi quá dày vì thuốc có thể phản tác dụng.

Khi chọn thuốc trị hăm cho trẻ, nên mua loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, tạo mùi vì chúng không có tác dụng trong việc trị hăm mà còn có thể gây kích ứng trên da trẻ.

Các loại thuốc chống hăm đang được ưa chuộng hiện nay là Bubchen, Bepanthen, kem Chicco, sữa dưỡng thể Sanosen, Kem Sudocream.

5. Trị hăm tã cho trẻ bằng trà xanh

Trong trà xanh chứa chất tannin có tác dụng trị hăm, ghẻ, lở, rôm sảy rất tốt mà không sợ trẻ bị kích ứng da hay dị ứng.

Hàng ngày, các mẹ hãy đun một ấm nước lá trà xanh tươi, đổ vào phích để giữ nhiệt. Sau khi trẻ đi vệ sinh, lấy nước trà xanh trong phích pha với nước lạnh để thay bỉm và vệ sinh cho trẻ.

Một ngày nên thay rửa cho trẻ 3 lần bằng nước trà xanh, trẻ sẽ hết hăm tã và rôm sảy.

Sau vài ngày chăm sóc tại nhà, nếu tình trạnghăm tã của trẻ không cải thiện, vùng hăm tãnổi mụn nước hay phồng rộp lên hoặc trẻ bị sốt, mẹ phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám, tư vấn và điều trị.

Trên đây là một số cách mà Lily & WeCare chia sẻ để mẹ có thể trị hăm tã cho trẻ trong mùa đông này. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!