Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trong quá trình mang thai, mẹ không chỉ được trải nghiệm hạnh phúc khi chờ đón con yêu chào đời mà còn phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắng. Nặng nề hơn, mẹ có thể gặp một số vấn đề về tâm lý và cả sức khỏe khi mang thai. Một trong số đó, phiền thoái khiến mẹ khó chịu là bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom.

Trong quá trình mang thai, mẹ không chỉ được trải nghiệm hạnh phúc khi chờ đón con yêu chào đời mà còn phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắng. Nặng nề hơn, mẹ có thể gặp một số vấn đề về tâm lý và cả sức khỏe khi mang thai. Một trong số đó, phiền thoái khiến mẹ khó chịu là bệnh trĩ hay còn gọi là lòi dom.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ là do táo bón lâu ngày hoặc do tiêu chảy, tình trạng này kéo dài gây dãn tĩnh mạch trong thành hậu môn (có thể bị ở trong hoặc ngoài). Trĩ thường chỉ gây đau khi có khe nứt hậu môn. Do đó mà trĩ hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bệnh nhân, trừ phi bệnh nhân phải sử dụng thuốc đặc trị. Theo một thống kê gần đây, có đến khoảng 20-50% mẹ bầu bị trĩ khi mang thai với nhiều mức độ cùng nguyên nhân khác nhau, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Vậy bị trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không? Để biết về vấn đề này, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Vì sao mẹ bầu bị trĩ?

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ trong thời gian mang thai, trong đó phổ biến nhất là:

  • Do trọng lượng thai nhi tăng, gây áp lực lên các mô cũng như cơ quan nội tạng của mẹ, dẫn đến hạn chế dòng máu ra vào các tĩnh mạch. Các mạch máu cung cấp cho vùng xương chậu của mẹ bị chậm và tụi lại, khiến tĩnh mạch trong thành ruột bị phình căng hết cỡ.

  • Ảnh hưởng của nội tiết tố trong thai kỳ làm các mô, trong đó có cả thành tĩnh mạch lỏng lẻo và có xu hướng sưng to, mở rộng.

  • Lượng máu trong thai kỳ của mẹ có thể tăng lên đến 40% để cung cấp đủ lượng oxi lẫn dưỡng chất cho thai nhi. Do đó mà các van và thành mạch phải hoạt động mạnh hơn mới đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, trao đổi chất.

  • Mẹ bầu từng bị trĩ dẫn đến việc bệnh phát triển khi mang thai. Bên cạnh đó, áp lực trong gia đoạn 2 của thai kỳ càng khiến bệnh phát triển hơn.

Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu?

Về cơ bản, bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu hay ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh, giảm bớt áp lực lẫn giúp cho mẹ bầu có trạng thái tâm lý thoải mái nhất, mẹ bầu nên chú ý điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt sau:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất xơ để tránh bị táo bón, hãy bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau, bánh mỳ, ngũ cốc,... vào khẩu phần ăn

  • Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả. Tuyệt đối tránh các thức uống dễ gây mất nước như trà hay cà phê.

  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng giấy, khăn mềm tránh gây thương tổn hậu môn

  • Nên tắm bằng nước ẩm để giúp tuần hoàn máu dễ dàng hơn, giảm sưng, đau các búi trĩ

Bị bệnh trĩ khi mang thai có nguy hiểm không?

  • Đi vệ sinh đúng tư thế, mẹ bầu có thể đặt chân lên một chiếc ghế để giảm bớt áp lực lên khung xương chậu

  • Thường xuyên vận động nhẹ như đi bộ, kích thích ruột, giúp tăng khả năng tiêu hóa

  • Không nín nhịn đi vệ sinh

  • Không ngồi quá lâu sẽ giúp giảm áp lực ổ bụng, làm bệnh trĩ nặng thêm

Mặc dù trĩ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ bầu và em bé, nhưng trĩ vẫn gây nhiều đau đớn lẫn khó chịu cho mẹ. Trong một số trường hợp nếu bệnh tiến triển nặng, gây đau nhức kéo dài thì mẹ vẫn nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám để được tư vấn điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!