Bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không?

Kiến Thức Y Học - 05/04/2024

Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và viêm màng não. Do vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt là trong quá trình điều trị, có những điều mà người bệnh cần kiêng để tránh làm cho bệnh tình nặng hơn. Vậy khi bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không? Hãy cùng Lily & WeCare giải đáp vấn đề này nhé!

Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và viêm màng não. Do vậy, cần căn cứ vào các triệu chứng của bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt là trong quá trình điều trị, có những điều mà người bệnh cần kiêng để tránh làm cho bệnh tình nặng hơn. Vậy khibị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không? Hãy cùng Lily & WeCaregiải đáp vấn đề này nhé!

Bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không?

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân bị thủy đậu ho hoặc hắt hơi...

Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không?

Triệu chứng bệnh thủy đậu

Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong khoảng 12 đến 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước sau đó. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 đến 5 ngày.

Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ.

Những điều kiêng kị khi bị thủy đậu

Không tới chỗ đông người

Thủy đậu là một trong các bệnh lý dễ lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Chính vì thế ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Bởi vậy, trong thời gian mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), tốt nhất nên cho bệnh nhân tránh xa những nơi đông người.

Dùng riêng đồ dùng cá nhân

Nhiều người khi mắc bệnh thủy đậu, hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh, thường băn khoăn không biết bệnh nên kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình mắc bệnh, nên để riêng những đồ dùng cá nhân của bệnh nhân. Đặc biệt là khăn mặt, bát đũa hay nước uống... Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của người bệnh cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hoặc là ủi.

Không gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, và không để lại sẹo, bệnh nhân nên chú ý việc gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh sự cọ sát vào da. Vì những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn dễ dàng làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

Bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không?

Tuyệt đối không ăn thực phẩm có chất tanh

Khi bị thủy đậu, tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm tanh chẳng hạn như hải sản, thịt gà hay thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Giữ vệ sinh thân thể

Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch. Nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người. Đặc biệt lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh gây tác động mạnh đến các nốt thủy đậu làm vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người.

Bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không?

Theo dân gian, bệnh thủy đậu còn được biết đến với những cái tên như phỏng rạ, bỏng rạ, trái rạ. Cũng theo quan niệm của nhiều người, khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh cần phải kiêng khem rất nhiều thứ, như kiêng nước, kiêng gió... Nhưng thực tế, việc kiêng khem quá cứng nhắc đôi khi lại là sai lầm, khiến bệnh thủy đậu thêm nặng hơn.

Nhiều người cho rằng khi bị thủy đậu thì phải kiêng tuyệt đối nước và gió nên không tắm rửa hàng ngày. Đây là một sai lầm, đặc biệt là đối với những trẻ bị bệnh thủy đậu. Vì da trẻ nhỏ với cấu trúc mỏng nên dễ bị tổn thương. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng huyết nếu không giữ vệ sinh tốt.

Nếu kiêng nước trong toàn bộ thời gian bị bệnh sẽ gây nên tình trạng tích tụ vi khuẩn trên cơ thể, gây viêm nhiễm tại các mụn nước. Vậy nên, những bệnh nhân bị thủy đậu cần giữ vệ sinh cơ thể, tắm hoặc lau rửa bằng nước ấm một cách nhẹ nhàng, tránh để nốt thủy đậu bị vỡ ra.

Người bệnh không nên ra gió nhưng cũng không nên nằm trong phòng kín lâu ngày. Trong ngày lạnh cần được giữ ấm cơ thể, nên nghỉ ngơi tại giường ở nơi thoáng đãng, không bị bí bách, có thể dùng quạt bình thường. Vào mùa nóng, nếu để người bệnh ở nơi nóng bức, không có gió sẽ khiến cơ thể họ ra nhiều mồ hôi. Giữ vệ sinh không tốt sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm các nốt phỏng.

Bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không?

Lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu

- Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo.

- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.

- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.

- Nên mặc quần áo rộng, mềm, nhẹ, mỏng.

- Nên chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay để tránh làm tổn thương các nốt thủy đậu, giữ vệ sinh răng miệng.

Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp và dễ bùng phát vào thời điểm mùa đông xuân. Bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết. Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc căn bệnh này. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn có thêm một số thông tin về căn bệnh thủy đậu cũng như giải đáp được câu hỏi bị thủy đậu phải kiêng nước, kiêng gió có đúng không? Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!