Viêm ruột ở trẻ là một căn bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với những biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ. Bệnh thường là do hai loại vi khuẩn dạng Campylobacter và Escherichia coli gây ra và viêm ruột thường xảy ra vào mùa lạnh là nhiều.
Triệu chứng bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ
Những triệu chứng sau đây chứng tỏ trẻ đang bị bệnh viêm ruột như: Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng cũng như có chất nhờn lẫn trong phân, có thể có cả máu kèm trong phân. Một số trường hợp ngoài đi cầu thì còn kèm theo nóng sốt và ói mửa. Việc tiêu chảy cũng như ói mửa liên tục khiến bé mất nước rất nhanh, người mệt mỏi, lừ đừ, tim đập nhanh, còn tay chân thì lạnh.
Rất nhiều phụ huynh đã nhầm lẫn những triệu chứng này thành các bệnh khác nhau, nên không có hướng điều trị kịp thời cũng như không kiêng một số loại thức ăn, nên đã dẫn đến hậu quả nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Những biến chứng của bệnh viêm ruột ở trẻ em
Sốt cao, đau cơ
Viêm ruột nếu không nhanh chóng được điều trị sẽ gây nên hiện tượng sốt cao, đau bụng, đau cơ bắp gây khó chịu và nguy hiểm cho trẻ. Không dừng lại ở đó, tình trạng sốt cao kéo dài vừa mệt vừa khiến trẻ bị mất kiểm soát đường ruột. Trẻ có thể rơi vào tình trạng đi ngoài liên tục trên một tuần, cơ thể mất nước, sốt khiến trẻ sụt cân nghiêm trọng cũng như cơ thể không còn sức lực. Lúc này, bắt buộc cha mẹ phải cho trẻ thăm khám, sử dụng nước uống điện giải, truyền nước...
Chảy máu đường ruột
Một số loại vi khuẩn ảnh hưởng trực tiếp tới thận và gây chảy máu trong. Lúc này, trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm và khi đi vệ sinh sẽ giống như kiết lỵ. Nên khắc phục càng nhanh càng tốt tình trạng này khi có bất cứ dấu hiệu nào nếu không đường ruột của trẻ sẽ bị tác động không tốt gây nên những ảnh hưởng về lâu dài khi trẻ trưởng thành.
Tổn thương não, tử vong
Tổn thương não có lẽ là biến chứng nguy hiểm nhất. Sốt cao, mệt mỏi, co giật, mất nước... khiến toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái sốc và vô cùng mệt mỏi. Trẻ có hiện tượng mệt mỏi và lịm dần, cuối cùng không còn sức lực để hoạt động và rất có thể dẫn đến tử vong.
Đây có lẽ cũng chính là hồi chuông cảnh báo đau lòng nhất cho những bậc cha mẹ nào chủ quan với tình trạng này. Chắc chắn rằng, ngay từ khi mới phát hiện ra tình trạng của con trẻ và có biện pháp khắc phục ngay lập tức thì sẽ không bao giờ có hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Viêm ruột ở trẻnhỏ là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và tuyệt đối không được chủ quan. Khi bệnh xuất hiện những triệu chứng đầu tiên hãy nhanh chóng thăm khám và có pháp đồ điều trị hợp lý. Chỉ có thế, cha mẹ mới có thể hạn chế được những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ.
Cách điều trị viêm ruột ở trẻ em
Trong tình trạng nhẹ thì bạn có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà, cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thức phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. Bạn nên cho trẻ ăn đủ bữa như bình thường để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ những thực phẩm như gạo, khoai tây, giá đỗ, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa, dầu thực vật, các loại rau quả có màu vàng, đỏ, xanh thẫm cùng các loại hoa quả tươi.
Đồng thời cũng nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn nhiều chất xơ như ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng... hay các loại thực phẩm lạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ vẫn bị tiêu chảy liên tục, nôn ói nhiều thì bạn cần đưa trẻ tới ngay bác sĩ để có cách điều trị kịp thời và đúng cách nhất, tránh trường hợp trẻ bị quá nặng sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Bệnh viêm ruột có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc. Steroid và các thuốc ức chế hệ miễn dịch đều có tác dụng kháng viêm. Thuốc kháng sinh có thể giúp chữa lành bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa.
Phòng ngừa bệnh viêm ruột ở trẻ em
Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao ở trẻ nhỏ, do đó nếu thấy các dấu hiệu trên của bệnh thì bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để có chẩn đoán và có cách xử lý đúng đắn, hiệu quả nhất. Để phòng ngừa viêm ruột ở trẻ em, cha mẹ cần ghi nhớ:
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ
Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu chất dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!