Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Ho gà là bệnh thường xuyên mắc phải ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần am hiểu về bệnh ho gà, nguyên nhân dẫn tới bệnh ho gà, cách phòng tránh bệnh... Đặc biệt là những biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ để kịp thời điều trị sớm nhất. Hiểu được nỗi lòng của cha mẹ, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh ho gà ở trẻ nhỏ.

Ho gà là bệnh thường xuyên mắc phải ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần am hiểu về bệnh ho gà, nguyên nhân dẫn tới bệnh ho gà, cách phòng tránh bệnh... Đặc biệt là những biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ để kịp thời điều trị sớm nhất. Hiểu được nỗi lòng của cha mẹ, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết liên quan đến bệnhho gà ở trẻnhỏ.

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Bệnh ho gà là gì?

Ho gà là căn bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis. Ho gà thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bệnh có thể lây qua đường hô hấp, vì vậy mà mọi người cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị ho gà để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ bệnh nhân.

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn tới ho gà ở trẻ

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản. Ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Đặc biệt, những ngày thời tiết đong xuân như hiện nay, nóng lạnh thất thường, chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ?

Biểu hiện ho gà ở trẻban đầu gần giống với cảm cúm như ho, sốt nhẹ, chảy nước mũi. Nhưng sau đó khoảng 4-5, những dấu hiệu ho gà biến mất, chỉ còn lại triệu chứng ho ngày càng trầm trọng hơn, trẻ bị ho nhiều nhất về đêm.

Tiếp theo đó, trẻ liên tục gặp phải các cơn ho kéo dài, ho từng cơn, thậm chí ho chảy cả nước mắt không ngừng, ho rũ rượi, kèm theo cảm giác buồn nôn.

Sau khi ho, trẻ thường bị đỏ mặt tím tái cả người do bị suy hô hấp. Đặc biệt, cuối mỗi cơn ho thường có tiếng rít như tiếng gà, xuất hiện nhiều dịch đờm.

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Điều trị ho gà ở trẻ như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm như: xẹp phổi, viêm phổi ở trẻ em, xuất huyết kết mạc, thiếu oxy não, biến chứng viêm não, thậm chí có thể gây tử vong do suy hô hấp... Chính vì vậy, các phụ huynh nên phát hiện và kịp thời chữa bệnh cho trẻ sớm nhất có thể.

Trường hợp trẻ lớn và chưa có biến chứng sẽ được bác sĩ điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu trong vòng 10 – 14 ngày. Các phụ huynh lưu ý, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc an thần, thuốc giảm ho, long đàm, kháng histamine... bởi chúng không có hiệu quả mà có thể gây nguy hiểm.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cha mẹ cần đưa vào bệnh viện để theo dõi tại phòng cấp cứu đặc biệt và điều trị nội trú tại bệnh viện.

Bác sĩ sẽ điều trị ho gà bằng thuốc, trong đó sử dụng thuốc Erythromycine 30 – 50 mg/kg/24 giờ chia 4 lần uống; thuốc Cotrimoxazole 30 – 50 mg/kg/24 giờ; kèm theo Prednisolone 1 – 2 mg/kg/ngày; Salbutamol 0,2 mg/kg/ngày. Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh chống chỉ định với Cotrimoxazole.

Mẹo chữa ho gà bằng những bài thuốc dân gian

Ngoài thuốc kháng sinh, trong dân gian, các bạn có thể chữa ho gà cho con bằng tỏi. Cụ thể, bạn chuẩn bị 2-3 củ tỏi tươi, đem bóc sạch vỏ. Sau đó, tỏi đã được bóc vỏ đem xay nhuyễn ra ép lấy nước và cho trẻ uống từ 2 đến 3 lần trong ngày, mỗi lần dùng 1-2 giọt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đem tỏi đã say nhuyễn hấp với mật ong giúp trẻ dễ ăn hơn mà cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ nhỏ

Cách chăm sóc trẻ bị ho gà như thế nào cho hiệu quả?

Để tránh ho gà cho trẻ, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng và mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý và giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Cùng với đó, cha mẹ nên giữ ấm cho cơ thể tránh để trẻ bị lạnh đột ngột.

Tiếp đến, cha mẹ phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đế tránh tình trạng suy nhược cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho trẻ giúp phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Các mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu và có thể chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày để giúp trẻ dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, đừng quên cho trẻ uống nhiều nước hơn để tránh mất nước.

Lưu ý, cha mẹ tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và khói bếp vì sẽ khiến chứng ho trở nên trầm trọng hơn. Chú ý giữ môi trường xung quanh thoáng mát và sạch sẽ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh ho gà có khả năng lây lan cao, do đó cần cho trẻ cách ly, hạn chế tiếp xúc với nhiều người. Người thân nếu chăm sóc trẻ cần được điều trị dự phòng bằng thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ mắc bệnh và lây lan.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!