BS Đặng Phương Liên: Một số lưu ý khi điều trị tia xạ

Cần biết - 05/22/2024

Điều trị tia xạ là một phương pháp y học đặc biệt, sử dụng các bức xạ khác nhau để điều trị khối u.

BS Đặng Phương Liên: Một số lưu ý khi điều trị tia xạ

Khối u đang phát triển hay một ổ tế bào bất thường sẽ nhạy cảm với tia xạ. Bởi vậy, mỗi loại khối u có đáp ứng theo các mức độ khác nhau đối với tia xạ. Tia xạ tác động lên cả tế bào lành và tế bào bất thường, nhưng mục đích của điều trị tia xạ nhằm tiêu diệt các tế bào bất thường và chỉ làm tổn thương ít nhất các tế bào lành của cơ thể. Muốn vậy, bạn cần đi khám chuyên khoa, được bác sĩ lập kế hoạch điều trị tia xạ tập trung tiêu diệt khối u và chỉ gây tổn thương tối thiểu cho các tổ chức lành xung quanh khối u.

Bác sĩ có thể sử dụng một máy chiếu xạ chuyên dụng, được đặt gần bệnh nhân, phát ra các tia xạ đi xuyên qua da để nhắm vào khối u. Tác dụng phụ có thể gặp xảy ra tại vùng điều trị như kích ứng da, viêm da, có thể khắc phục bằng các loại kem hay thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.

BS. Đặng Phương Liên - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết: 'Trong quá trình xạ trị, cần chú ý đến việc chăm sóc da. Không được lau chùi mất các đường mực vẽ vùng chiếu xạ. Không nên cọ rửa vùng chiếu xạ bằng xà phòng, nước tắm... trừ khi được hướng dẫn trực tiếp bởi bác sĩ điều trị, y tá. Không nên chườm nóng, lạnh vùng chiếu xạ. Tránh bị ánh sáng mặt trời, tia cực tím chiếu trực tiếp lên vùng điều trị tia xạ. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh bó sát hoặc cọ xát lên da vùng chiếu xạ. Cuối đợt điều trị tia xạ, da vùng tia xạ có thể bị đỏ hồng, rộp, phỏng nước..., cần tránh làm xây xước vùng da này. Các phản ứng da sẽ giảm dần sau khi kết thúc điều trị và săn sóc da. Cần lưu ý là không nên có thai trong thời gian điều trị tia xạ vì có nguy cơ đột biến gen do phóng xạ'.

>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh ung thư vú

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!