BS Đỗ Hữu Thảnh: Lưu ý khi người mắc lao bị dính phổi

Cần biết - 04/25/2024

Người mắc bệnh lao dính phổi thường do tràn dịch màng phổi do lao, có biến chứng dày dính màng phổi. BS. Đỗ Hữu Thảnh sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

BS Đỗ Hữu Thảnh: Lưu ý khi người mắc lao bị dính phổi

Hiện tượng thỉnh thoảng đau nhói ở ngực bên trái không phải là do dày dính màng phổi.

BS. Đỗ Hữu Thảnh - Chuyên khoa Nội - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam, cho biết:

Dày dính màng phổi không dẫn tới áp xe phổi được mà sẽ ảnh hưởng đến chức năng hô hấp nếu hiện tượng dày dính nhiều. Điều trị lao phải kiên trì theo đúng phác đồ, tùy từng phác đồ mà thời gian điều trị từ 4 - 6 tháng. Bệnh nhân phải kiên trì thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị, đồng thời tập thở để chống và hạn chế dày dính màng phổi.

Phương pháp tập thở được gọi là 'thở hoành', nhịp thở ngực bình thường là khi hít vào lồng ngực căng ra nhưng cơ hoành lại bị vồng lên thụ động theo áp lực của lồng ngực. Thở hoành là phải chủ động phình bụng ra để hít vào và hóp bụng lại để thở ra, lồng ngực hầu như giữ nguyên trạng thái ổn định (ngồi trên ghế hai tay bám vào cạnh ghế nâng cao hai vai để giữ ổn định khoang ngực), chỉ có cơ hoành nâng lên hạ xuống để thở. Mỗi lần thở như vậy nên cố gắng làm được 4 - 5 nhịp, ngày có thể làm nhiều lần.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!