BS. Nguyễn Thị Hòa: Lưu ý cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi

Cần biết - 11/28/2024

Bệnh nhân tràn dịch màng phổi cần đến bệnh viện thăm khám và xử lý kịp thời để không bị vách hóa khoang màng phổi. BS. Nguyễn Thị Hòa sẽ làm rõ vấn đề này.

BS. Nguyễn Thị Hòa: Lưu ý cho bệnh nhân tràn dịch màng phổi

Nhiều trường hợp tràn dịch màng phổi do đến bệnh viện muộn hoặc một số trường hợp do chọc tháo hết dịch màng phổi muộn, các sợi fibrin trong khoang màng phổi có xu hướng dính với nhau hình thành lên các vách fibrin gây vách hóa khoang màng phổi.

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Để hạn chế hiện tượng này, có thể thực hiện các biện pháp sau:

1. Chọc tháo hết dịch màng phổi càng sớm càng tốt. Việc chọc dịch màng phổi thường được tiến hành mỗi ngày một lần, mỗi lần chọc tháo không quá 1000ml. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể chọc 2, thậm chí 3 lần một ngày để tháo hết dịch màng phổi sớm. Khi đã tháo hết dịch màng phổi thì không còn lo tình trạng vách hóa hoặc dày dính màng phổi nữa.

2. Sử dụng một số thuốc tiêu sợi huyết: các thuốc thường được sử dụng bao gồm: streptokinase, urokinase, alteplase. Những thuốc này được bơm vào khoang màng phổi với một liều lượng nhất định tùy theo từng bệnh nhân. Tiến hành chọc tháo dịch màng phổi sau bơm thuốc tiêu sợi huyết vào khoang màng phổi 2 - 3 giờ. Không bơm thuốc tiêu sợi huyết vao khoang màng phổi sau 6 ngày bơm liều đầu tiên. Việc bơm các thuốc tiêu sợi huyết vào khoang màng phổi giúp phá vỡ các vách fibrin, do vậy làm giảm hiện tượng vách hóa khoang màng phổi, cải thiện hiệu quả của chọc tháo dịch màng phổi và hiệu quả điều trị nguyên nhân tràn dịch màng phổi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!