Khi có nghi ngờ bị nhiễm giun đường ruột, người bệnh nên đến chuyên khoa ký sinh trùng để được xét nghiệm phân và xác định loài giun đường ruột để có biện pháp điều trị thích hợp.
Theo BS. Nguyễn Thị Vân - Bộ Y tế: ‘Trong trường hợp xác định chính xác nguyên nhân đau bụng do giun, có thể dùng thuốc giảm đau, sau đó dùng thuốc tẩy giun. Trên thị trường có nhiều loại thuốc tẩy giun nhưng không phải ai cũng hiểu hết các tác dụng chính và phụ của thuốc. Nếu không am hiểu có thể gây bất lợi cho người bệnh. Một trong các loại thuốc tẩy giun được Bộ Y tế khuyến cáo là thuốc chứa hoạt chất mebendazole, giúp tẩy giun hiệu quả. Do đó, để điều trị một cách hiệu quả, người bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm để được khám, chẩn đoán và điều trị’.
Để phòng ngừa bị nhiễm giun, nên lưu ý về việc: tẩy giun định kỳ 2 lần/năm và tạo thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Trong trường hợp người nhiễm giun đang bị sốt, viêm gan, viêm thận, bệnh cấp và mãn tính, phụ nữ có thai thì không nên dùng thuốc tẩy giun mà phải đến ngay bệnh viện hoặc các trung tâm y tế.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh loạn khuẩn đường ruột
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!