Mụn nhọt hình thành dưới da khi vi khuẩn xâm nhập vào nơi lông hình thành (nang lông) và phát triển thành mầm bệnh. Mụn nhọt có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể nhưng phần lớn thường thấy trên đầu, mặt, cổ, nách, mông và đùi.
Để điều trị mụn nhọt, BS. Trần Thị Hồng Thanh - Trường TCYT Đặng Văn Ngữ khuyên người bệnh nên:
- 'Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Dùng kháng sinh, càng sớm càng tốt (có thể dùng đường uống, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, tùy mức độ nặng hay nhẹ).
- Dùng các vitamin, đạm, gamma globulin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Tuyệt đối không chích nặn khi mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết'.
Ngoài ra, người bệnh nên đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được tư vấn và điều trị nếu nhọt đau nhức nhiều hoặc nhọt lớn, sốt, sưng đỏ xung quanh nhọt. Đây có thể là dấu hiệu vi khuẩn đã xâm nhập vào mạch máu.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh mụn cóc, hạt cơm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!