Nguyên nhân thường do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông và tai nạn sinh hoạt. Khoảng 50% những tổn thương dây chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương dây chằng chéo sau và phù tủy xương…
Diễn biến tự nhiên sau tổn thương dây chằng chéo trước (nếu không phẫu thuật) tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi và hoạt động của người bệnh.
Đứt một phần dây chằng chéo trước (căng giãn, đứt không hoàn toàn) sẽ không nguy hiểm nếu được tập phục hồi chức năng đúng, đủ thời gian.
Đứt hoàn toàn dây chằng chéo trước: sẽ tiên lượng kém nếu không được phẫu thuật. Người bệnh bị lỏng gối nhiều, không thể bước đi bình thường, mất khả năng chơi thể thao.
Hậu quả của quá trình lỏng gối là xuất hiện các tổn thương thứ phát như rách sụn chêm (>90%), bong sụn khớp (70%), và cuối cùng là thoái hóa khớp gối (60% sau 10 năm).
Về điều trị đứt dây chằng chéo, BSCKII. Vũ Thị Lừu - Bệnh viện E cho biết:
- Điều trị bảo tổn (không phẫu thuật)
Những trường hợp đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, gối vững, phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng. Đeo nẹp chỉnh hình thực sự cần thiết. Tuy nhiên, khi tổn thương dây chằng chéo trước có các tổn thương khác kèm theo thì nên phẫu thuật.
- Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật khâu lại dây chằng chéo từ lâu đã không mang lại hiệu quả. Vì vậy, tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh gân khác thay thế là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Các mảnh gân thay thế (mảnh ghép) có thể là:
+ Gân bánh chè tự thân (của chính bệnh nhân)
+ Gân Hamstring tự thân (gân cơ thon và cơ bán gân)
+ Gân cơ tứ đầu tự thân
+ Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chày sau, gân bán gân…
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh thoái hóa khớp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!