TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:
Mặc dù tiên lượng lâm sàng lao màng phổi thường tốt, nhưng vẫn gặp những biến chứng nặng nề như: Viêm mủ màng phổi, tràn dịch kết hợp với tràn khí màng phổi, dày dính nhiều ở màng phổi, ổ cặn màng phổi nếu chẩn đoán bệnh muộn và điều trị không đúng. Khi bị lao màng phổi, bệnh thường tiến triển theo trình tự:
- Giai đoạn đầu: Màng phổi phù nề, xung huyết, xuất hiện dịch vàng chanh. Có thể gặp dịch hồng, đục.
- Giai đoạn sau: Màng phổi dầy lên, thô ráp, có thể thấy những hạt lao, cục lao nhuyễn hóa bã đậu. Nhu mô d−ới màng phổi xẹp lại.
- Giai đoạn muộn: Dịch màng phổi giảm hoặc hết, lá thành, là tạng dày lên, dính vào nhau hoặc dính vào trung thất, cơ hoành. Có thể thấy những dải xơ chia khoang màng phổi thành những khoang riêng biệt.
Do đó để điều trị cần phải tiếp tục uống thuốc lao theo phác đồ đang dùng.
Chống dầy dính màng phổi: Tập thở sớm khi hết dịch bằng phương pháp thở hoành. Khi hít vào thì phình bụng ra, khi thở ra thì thót bụng vào để cho phổi giãn nở tốt. Mỗi ngày bác nên làm nhiều lần, mồi lần 3 - 4 nhịp thở. Tuy nhiên nếu giai đoạn sớm thì bác có thể dùng thuốc corticoide. Nhưng hiện tại bác đã điều trị tháng thứ năm rồi nên chỉ còn mỗi cách là tập hít thở sâu. Nếu sau này không đỡ có thể nội soi màng phổi để điều trị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!