Jemily Brown (35 tuổi) đến từ Sandhurst ở Surrey (Anh), từ tháng 4/2017 bắt đầu có triệu chứng nôn mửa nhiều lần trong ngày kèm theo tình trạng mệt mỏi và bụng dường như ngày một to lên. Thậm chí đi đâu ai cũng nghĩ rằng cô Brown đã mang bầu 7 - 8 tháng rồi khiến cô vô cùng khó chịu.
Ban đầu, các bác sĩ đã hết sức khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh và nghi ngờ rằng cô Brown bị chứng thuyên tắc phổi. Tuy nhiên, bụng phình to lại không phải là dấu hiệu của căn bệnh này.
Jemily Brown (35 tuổi)
5 tháng sau đó, triệu chứng cùa cô Brown ngày một rõ rệt hơn và siêu âm cho thấy có nhiều dịch lỏng đang tích tụ bên trong bụng của cô. Cuối cùng, vào tháng 9 năm 2017, cô Brown được chẩn đoán mắc bệnh Pseudomyxoma Peritonei (PMP - U nhầy phúc mạc). Đây là căn bệnh hiếm gặp được cho là chỉ tấn công 1 trong 500.000 người mỗi năm.
Lúc này các bác sĩ chỉ định cô Brown buộc phải trải qua quá trình phẫu thuật tế bào học với hóa trị trong phúc mạc siêu âm được gọi là HIPEC, một hóa chất nóng được truyền trực tiếp vào bụng trong khi phẫu thuật.
Tình trạng của cô Brown nghiêm trọng đến mức các bác sĩ đã cắt bỏ 8 cơ quan của cô Brown: ruột già, một phần ruột non, ruột thừa, lá lách, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và omentum - tấm mô mỡ trải dài trên bụng đồng thời các bác sĩ cũng loại bỏ 6 lít chất nhầy ra khỏi cơ thể cô. Tình trạng hiện tại mặc dù cô Brown đã giữ lại được tính mạng nhưng vẫn đang nằm chờ người hiến các nội tạng mà đã bị bác sĩ cắt bỏ đi của cô.
Pseudomyxoma Peritonei (PMP) là bệnh gì?
Qua tình trạng của cô Brown kể trên thì rất nhiều người lo lắng không biết bệnh Pseudomyxoma peritonei là bệnh gì và nguy hiểm ra sao. Thật ra, PMP là một dạng ung thư rất hiếm gặp thường bắt đầu ở ruột thừa và lan đến khung chậu. Tỉ lệ mắc căn bệnh này được khảo sát là 1/500.000 người mỗi năm, tuy nhiên nếu mắc phải và phát hiện muộn thì việc chữa trị vô cùng khó khăn kèm theo nguy cơ đến tính mạng lẫn sức khỏe.
PMP phát triển sau khi một polyp trong ruột thừa vỡ và lan qua thành của cơ quan. Điều này làm cho các tế bào khối u sản xuất chất nhầy lây lan qua niêm mạc khoang bụng. Khi các tế bào này tích tụ, vùng bụng bị viêm và hoạt động của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng chậm lại.
Dấu hiệu nhận biết bệnh PMP
Triệu chứng điển hình của PMP thường là đầy hơi, có dấu hiệu tăng chu vi bụng, khó chịu ở vùng bụng, có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, nhất là vùng hạ vị hoặc hố chậu phải... Ngoài ra, bàng quang cũng có cảm giác bị áp lực do khối u to dần gây chèn ép.
Nếu không điều trị kịp thời thì ruột có thể bị tắc nghẽn, dẫn đến suy dinh dưỡng và các biến chứng đe dọa tính mạng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến sau tuổi 35, tập trung ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Do đó, nếu phát hiện cơ thể có các triệu chứng tương tự thì đừng chần chờ mà nên đi khám sớm để bác sĩ xác định có phải PMP hay không và có phương pháp can thiệp kịp thời.
Source (Nguồn): Daily Mail
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!