Đau bụng có khiến bạn lo lắng?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/29/2024

Đau bụng là tình trạng khá phổ biến mà hầu như mọi người đều đã từng gặp phải, nhưng chúng ta dường như biết rất ít nguyên nhân gây đau bụng.

Đau bụng là một tình trạng khá phổ biến mà hầu như mọi người đều gặp phải, nhưng chúng ta dường như biết rất ít nguyên nhân gây đau bụng và chỉ loay hoay tìm cách cho cơn đau giảm đi.

Đau bụng là tình trạng đau nhói ở dạ dày và vùng bụng dưới. Đau bụng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mức độ nhẹ có thể tự hết, nhưng một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân cần được chuẩn đoán nguyên nhân để tiến hành điều trị kịp thời. Sau đây, Hello Bác sĩ sẽ đề cập một số nguyên nhân phổ biến cũng như các loại thực phẩm gây ra đau bụng.

Bắp cải

Bắp cải là loại thức ăn khó tiêu hóa vì nó có chứa một loại đường phức tạp được gọi là raffinose. Raffinose cũng có mặt trong đậu, bắp cải brussels, bông cải xanh và măng tây. Loại đường này cần một enzyme cụ thể gọi là α – galactosidase để phân hủy thành các thành phần thiết yếu. Cơ thể con người không có loại enzyme này trong ruột non hoặc dạ dày, vì vậy bắp cải được truyền qua ruột già, nơi các loại vi khuẩn có thể phá hoại cấu trúc của loại đường đó. Quá trình này tạo ra rất nhiều khí có thể dẫn đến đầy bụng, co cứng và đầy hơi ở một số người. Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, một chén rau cải xay thô có khoảng 1,5g chất xơ, cũng gây khó tiêu và góp phần tích tụ khí trong ruột.

Bạn cần tránh ăn bắp cải sống nếu cảm thấy đầy hơi, đau bụng hoặc nếu bạn có bệnh tiêu hóa tiềm ẩn. Để cung cấp bắp cải cho cơ thể một cách an toàn, bạn có thể dùng một chất bổ sung enzyme để giúp phá vỡ raffinose. Trước khi ăn, bạn nên rửa sạch bắp cải và nấu chín kỹ để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Nếu cơn đau bụng kéo dài trong thời gian dài và trầm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ.

Loét và viêm dạ dày

Loét và viêm dạ dày có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và ăn mất ngon. Nếu có một vết loét đang chảy máu ở dạ dày, bạn sẽ có triệu chứng đi ngoài phân đen và nôn có máu đỏ hoặc máu đen. Nếu có những triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay để điều trị những triệu chứng trên.

Bạn sẽ phải thay đổi chế độ ăn nhạt hơn. Các loại thực phẩm sẽ làm tình trạng của bạn trầm trọng hơn bao gồm sô-cô-la, thực phẩm cay, caffeine, soda, trái cây và rau cải có hàm lượng axit cao.

Dị ứng

Dị ứng thức ăn có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Ở một số người, dị ứng thức ăn gây ra đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa. Các triệu chứng này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với các triệu chứng xảy ra trên da như phát ban và các triệu chứng về hô hấp. Dị ứng với protein sữa (phần lớn chứa trong sô-cô-la) có thể gây ra những vấn đề về dạ dày. Bác sĩ sẽ phải thực hiện một số kiểm tra để xác định bạn có dị ứng với thành phần này hay không. Nếu không, bạn có thể yên tâm khi ăn sô-cô-la.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Các triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích (IBS) là đau bụng kèm theo tiêu chảy mãn tính, táo bón hoặc cả hai. Ở những người có hội chứng ruột kích thích, cơ và dây thần kinh của đường tiêu hóa đặc biệt nhạy cảm. Các cơ ruột hoạt động quá nhiều sau khi bạn ăn khiến bạn thấy đau bụng. Sô-cô-la có thể làm các triệu chứng của hội chứng này trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm khác có thể gây ra tình trạng này bao gồm caffeine, sữa, rượu, soda và các thực phẩm béo. Khi phát hiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích, bạn cần gặp bác sĩ ngay. Sau đó, bạn thay đổi chế độ ăn uống, giảm căng thẳng và dùng thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh.

Xử lý như thế nào khi bị đau bụng?

Đau bụng là triệu chứng của nhiều loại bệnh, nhưng thường không nghiêm trọng và có thể tự điều trị ở nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một ngày, tình trạng trầm trọng hơn hoặc kèm theo các triệu chứng khác, phải lập tức gọi bác sĩ hoặc có biện pháp điều trị y tế. Bạn có thể ghi nhớ một số điều sau:

♦ Bạn nên tránh các loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày và làm tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như thức ăn cay hoặc chiên, các sản phẩm từ cà chua, rượu hoặc trái cây có múi.

♦ Khi bị đau bụng, bạn nghỉ ngơi vài giờ đồng hồ và thử dùng các loại thực phẩm nhạt như gạo, bánh quy giòn và nhâm nhi một tách nước ấm hoặc trà gừng. Các báo cáo cho thấy gừng là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm điều trị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.

♦ Bạn có thể điều trị đau bụng do đầy hơi bằng các sản phẩm có chứa simethicone, một loại thuốc giúp lưu thông khi trong dạ dày và ruột. Thuốc được dùng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.

♦ Bạn nên ngồi thẳng khi đau bụng, đặc biệt là sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp làm giảm đau bụng do chứng khó tiêu hoặc khó chịu ở phần giữa bụng.

♦ Bạn hãy tập trung thư giãn và thực hành các kỹ thuật như hít thở sâu, thiền định hoặc yoga để thoát khỏi chứng đau bụng kinh hoặc các cơn đau do cơ thể căng thẳng. Việc này có thể giúp bạn giảm cơn đau và thậm chí phòng ngừa cơn đau bụng tái phát.

Hello Bacsi hy vọng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về nguyên nhân và cách chữa trị đau bụng.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 11 nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng (Phần 1)
  • 11 nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng (Phần 2)
  • Giảm đau bụng kinh bằng thuốc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!