Người bệnh cảm cúm có biểu hiện ban đầu là nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi, khó chịu. Khi bệnh nặng thấy rùng mình, gai rét, sợ lạnh, sợ gió, sốt cao (39 - 400C)...
Lúc này cần cách ly người bệnh từ 3 - 5 ngày; người tiếp xúc phải đeo khẩu trang. Cho bệnh nhân ngửi dầu gió, nhỏ nước tỏi; súc miệng bằng nước muối hàng ngày và giữ ấm cổ. Đồng thời dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: Bột thanh hao, địa liền: thanh hao 80g, địa liền 40g, cà gai leo 40g, tía tô 40g, kinh giới 80g, kim ngân 80g. Tán bột. Ngày uống 16 - 20g, hãm với 3 - 4 lát gừng tươi hoặc nước sôi.
Bài 2: Bột kinh giới, thạch cao: kinh giới 60g, thạch cao 60g, bạc hà 60g, phác tiêu (mang tiêu) 15g, bạch phàn 30g. Tán bột, Ngày uống 4 - 8g, chia làm 2 lần.
Rau kinh giới có khả năng chữa trị cảm cúm (Ảnh minh họa: Internet)
Bài 3: Tang cúc ẩm: lá dâu 10g, cúc hoa 4g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, hạnh nhân 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, lô căn 6g. Sắc uống. Ngày có thể uống 2 thang.
Bài 4: cây cà gai 20g, tía tô 20g, kinh giới 20g, củ khoai lang (sao cháy) 25g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 15g, bạc hà (cho sau) 5g, uất kim 15g. Sắc uống trong 1 - 2 ngày. Mỗi đợt uống 6 - 7 ngày.
Bài 5: kinh giới 10g, bạc hà 4g, cúc tần 12g, củ sả 8g, củ chóc (chế) 8g, hạt dành dành (sao đen) 10g, hoa kim ngân 12g, sắn dây 8g. Sắc uống trong ngày.
Ngoài ra có thể kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại:
Người lớn: cảm xuyên hương 3 viên, thuốc có paracetamol 1 viên. Hãm 3 - 5 lát gừng tươi, lấy nước gừng uống với 2 thuốc trên. Ngày uống 3 - 4 lần.
Trẻ em: Dùng sirô hạ sốt kết hợp cảm xuyên hương (1 - 2 viên nang) tách ra hòa bột thuốc với sirô (theo chỉ dẫn) và nước gừng tươi liều tương đương với liều sirô.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!