Khi có người trong gia đình mắc cúm cần cách ly bệnh nhân bị cúm với những người không bị mắc bệnh, đặc biệt đối với người có sức đề kháng yếu và dễ lây nhiễm như người già, trẻ em,...
Bệnh nhân không nên rời khỏi nhà trong thời gian có khả năng lây nhiễm cho người khác nhiều nhất (5 ngày khi bắt đầu có triệu chứng bị cúm). Trường hợp bắt buộc phải ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang y tế và che miệng, mũi khi ho, hắt hơi. Sử dụng khăn giấy để ngăn các chất tiết hô hấp nhằm tránh nguy cơ lây bệnh cho những người khác.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt theo chỉ định của bác sĩ (như paracetamol, cảm xuyên hương…). Hằng ngày phải nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn.
Bệnh nhân không nên rời khỏi nhà trong thời gian có khả năng lây nhiễm cho người khác (Ảnh minh họa: Internet)
Đối với người chăm sóc bệnh nhân mắc cúm cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc, nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
Cần cho người bệnh ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi…), nhất là với người cao tuổi và trẻ em. Không cho bệnh nhân ăn các thức ăn lạnh vì sẽ khiến bệnh lâu khỏi. Ngoài ra, nên cho bệnh nhân ăn các món ăn giải cảm như cháo giải cảm.
Đồ dùng của người ốm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén…) hàng ngày nên luộc sôi, tốt nhất là nên dùng riêng, không ôm áo quần bẩn của người bệnh vào người. Tuyệt đối không ăn thức ăn thừa của người bệnh.
Ngoài triệu chứng cúm thông thường, bệnh nhân mắc cúm gia cầm sẽ có dấu hiệu suy hô hấp rất rõ rệt và diễn tiến nhanh như: thở khò khè, thở nhanh, nếu không hỗ trợ hô hấp kịp thời bệnh nhân tử vong nhanh do suy hô hấp cấp.
Khi có những biểu hiện của nhiễm cúm gia cầm, cần nhanh chóng thông báo cho y tế cơ sở để khoanh vùng, dập tắt ổ bệnh và chuyển bệnh nhân tới bệnh viện để được xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!