Các phương pháp kiểm tra ung thư dạ dày

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Do đó việc phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày luôn là vấn đề được quan tâm. Để biết được bản thân có mắc bệnh, dưới đây là những phương pháp kiểm tra bạn nên biết.

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Do đó việc phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày luôn là vấn đề được quan tâm. Để biết được bản thân có mắc bệnh, dưới đây là những phương pháp kiểm tra bạn nên biết.

Các phương pháp kiểm tra ung thư dạ dày

Nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày

Hiện có nhiều tác nhân dẫn tới những bệnh vềung thư dạ dày như có tiền sử mắc viêm dạ dày, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,... Trong đó, việc nhiễm Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về dạ dày tá tràng và những loại ung thư dạ dày. Theo số liệu thống kê, khi bị nhiễm HP là nguyên nhân dẫn tới 65% - 80% các ca ung thư dạ dày, tuy nhiên chỉ có 2% số người bị nhiễm vi khuẩn này. Khoảng 10% các ca có liên quan tới yếu tố di truyền.

Một số biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày

Đối với giai đoạn đầu bệnh ung thư dạ dày, người mắc phải thường không có các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng, vì thế khi xuất hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh ung thư dạ dày đã di căn tới các bộ phận khác của cơ thể.

Theo thống kê, có khoảng 80% - 90% cá nhân mắc ung thư dạ dày bị di căn, tỉ lệ sống sót 6 tháng chiếm 65% của những người được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và ít hơn 15% ở người được chuẩn đoán bệnh trong giai đoạn muộn.

Những triệu chứng sớm của bệnh là khó tiêu, ăn không ngon, ợ chua. Tới giai đoạn muộn, người mắc bệnh thường có triệu chứng như đau bụng, khó chịu ở bụng trên, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn hoặc giảm cân, khó nuốt, xuất huyết.

Các triệu chứng củaung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn với viêm, loét dạ dày, viêm ruột loét miệng. Vậy để tránh hậu quả đáng tiếc cũng như tăng hiệu quả cho việc điều trị, kéo dài sự sống chúng ta cần kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt trong đó là trường hợp người bệnh nghi ngờ có một trong các dấu hiệu về đường tiêu hóa cần tới kiểm tra tìm ra rõ nguyên nhân, cách điều trị sớm.

Các phương pháp kiểm tra ung thư dạ dày

Cách kiểm tra ung thư dạ dày

Thực hiện thăm khám lâm sàng

Nếu chỉ thực hiện thăm khám lâm sàng thì không thể phát hiện được các tổn thương ở giai đoạn đầu, các trường hợp sờ thấy u hay các đám cứng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Việc thăm khám có thể tìm được các dấu hiệu di căn của ung thư gan to, cổ trướng, di căn hạch thượng đòn trái.

Những xét nghiệm cận lâm sàng

Để có thể đảm bảo chẩn đoán bệnhung thư dạ dày, có hai phương pháp chẩn đoán đó là chụp X-quang và xét nghiệm nội soi bằng ống soi mềm. Những phương pháp này đều có tác động tích cực trong việc chẩn đoán ung thư dạ dày với tính chất bổ trợ cho nhau, và không có nguyên tắc để biết được xét nghiệm nào tốt hơn xét nghiệm nào.

  • Thực hiện chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang rất quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày. Trong chẩn đoán với hình ảnh X-quang cần dựa vào đặc điểm quan trọng nhất là tổn thương tồn tại thường xuyên.

  • Nội soi dạ dày: Thực hiện phương pháp này bằng ống soi mềm. Đây là phương pháp khám thăm dò toàn bộ phần khoang dạ dày, hành tá tràng và từ đó cho phép bấm sinh thiết nhiều mảnh bệnh phẩm.

Các chỉ định giúp chẩn đoán bằng nội soi rất đa dạng

  • Người bệnh có biểu hiện đau thượng vị mà không thấy các thương tổn trên X-quang.

  • Xác định, theo dõi hình ảnh dạ dày biến dạng trên phim X-quang

  • Tìm ra nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa

  • Xét nghiệm với ống soi mềm cho phép chẩn đoán sớm những thương tổn tiền ung thư và theo dõi những ca ung thư đã được điều trị.

  • Thực hiện một số những xét nghiệm khác

Thông thường không cần xét nghiệm lâm sàng khác để chẩn đoán. Tuy nhiên đối với một số ca có thể thực hiện để xác định độ xâm lấn di căn của các thương tổn như siêu âm gan, X-quang phổi và có thể chụp cắt lớp vi tính gan. Chỉ thực hiện những xét nghiệm này khi không có chống chỉ định phẫu thuật do thể trạng của bệnh nhân suy kém. Tuy vậy, việc chụp khung đại tràng lại rất cần thiết khi thương tổn dạ dày có kích thước lớn hoặc do vị trí mà có nguy cơ xâm lấn đại tràng.

6 biện pháp phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả

Hạn chế sử dụng đồ muối

Trong những loại rau củ quả muối chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, khi nó đi vào dạ dày dưới tác động của vi khuẩn hay độ axit thích hợp có thể trở thành hợp chất nitrosamines, đây là hợp chất gây ung thư.

Vì thế bạn hãy hạn chế ăn những loại đồ uống, đồ muối chua lên men, nên dùng đồ ăn sống và nấu chín để đảm bảo an toàn, đủ chất dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe.

Các phương pháp kiểm tra ung thư dạ dày Nội soi dạ dày.

Tránh những thực phẩm nấm mốc

Một số thực phẩm, hạt ngũ cốc như ngô, gạo, lạc, đỗ,... dễ bị nấm mốc khi ẩm ướt, sinh ra những chất độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ngộ độc hay tử vong.

Vì thế nếu phát hiện hoặc nghi ngờ những thực phẩm bị nấm mốc, bạn nên ngưng sử dụng để bảo vệ dạ dày.

Hạn chế ăn đồ hun khói, chế biến ở nhiệt độ cao đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các loại đồ nướng hay thịt hun khói, chiên rán ở nhiệt độ cao, đặc biệt là khi chế biến bằng các loại dầu ăn tác sử dụng nhiều lần sẽ dễ sinh ra chất benzopyrene gây ung thư. Những món nướng, chiên rán là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên để bảo vệ cho dạ dày, bạn cũng nên hạn chế.

Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia

Hút thuốc lá và nghiện rượu bia cũng sẽ là một trong những nguyên nhân chính có thể gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy loại bỏ những chất độc hại này ra khỏi cuộc sống của bạn chính là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để phòng ngừa các loại bệnh ung thư.

Có thói quen ăn uống hợp lý

Bạn nên thiết lập thói quen ăn uống đúng giờ cũng như quá trình ăn nên nhai kỹ ăn chậm để giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày cũng như hạn chế thấp nhất những tổn thương đối với niêm mạc dạ dày. Đặc biệt bạn không nên ăn quá mặn.

Ăn nhiều rau quả tươi

Rau quả là nguồn cung cấp các chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Tăng cường vitamin A,B,E cũng sẽ giúp chọ bạn bảo vệ niêm mạc dạ dày và phòng tránh ung thư 1 cách hiệu quả.

Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và các xét nghiệm kiểm tra ung thư dạ dày bạn nên biết. Lời khuyên cho bạn là nên khámung thư dạ dàythường xuyên, định kì để giúp tầm soát bệnh tốt nhất.

Sàng lọc ung thư dạ dày ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Trong lĩnh vực xét nghiệm tại nhà thì Xander đang dần trở thành một cái tên quen thuộc và được nhiều người quan tâm. Xander là tên gọi tắt của Công ty cổ phần công nghệ Xander, hiện tại đang là đối tác độc quyền của Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương.

Xander giúp bạn tiết kiệm hơn 5 giờ chờ lấy mẫu và đợi kết quả so với khi thực hiện tại các bệnh viện công. Kết quả của bạn sẽ được gửi trả tận nhà và qua địa chỉ email. Hơn nữa Xander còn có đội ngũ tư vấn viên miễn phí giúp bạn gỡ rối những thắc mắc cũng như biện luận giúp bạn kết quả xét nghiệm. Với phương châm "Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi” Xander đang dần cố gắng từng ngày để làm hài lòng mọi khách hàng.

Hiện Xander cung cấp Gói sàng lọc ung thư dạ dày gồm 3 xét nghiệm nhỏ:

- Xét nghiệm CEA

  • Xét nghiệm CEA là xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ.

- Xét nghiệm CA 19-9

  • Xét nghiệm CA 19-9 giúp xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng..

- Xét nghiệm CA 72-4

  • Xét nghiệm CA 72-4 giúp phát hiện dấu ấn ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng...

Các phương pháp kiểm tra ung thư dạ dày

Chi phí gói xét nghiệm

  • Giá Gói sàng lọc ung thư dạ dày của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 588 000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Có phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là ung thư dạ dày?
  • 70% người Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn gây ung thư dạ dày

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!