Ngày nay khi thực phẩm bẩn ngày càng nhiều, môi trường ô nhiễm và những thói quen sống không lành mạnh là những yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh ung thư. Đó lại là những yếu tố mà chúng ta phải đối mặt hằng ngày vì thế số người mắc ung thư và tử vong vì ung thư đang không ngừng gia tăng. Để khắc phục tình trạng này, biện pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm tầm soát ung thư. Vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư là gì?
1. Xét nghiệm tầm soát ung thư là gì?
Tầm soát ung thư là các biện pháp, các thủ thuật được tiến hành trên cơ thể người bệnh nhằm phát hiện ra ung thư từ khi còn rất sớm. Từ đó, người bệnh có nhiều cơ hội điều trị khỏi hơn.
Tầm soát ung thư có khả năng phát hiện ra khối u khi nó còn nhỏ, ung thư ngay khi nó chưa có biểu hiện ra bên ngoài hoặc chỉ biểu hiện với rất ít triệu chứng nghiêm trọng. Khi đó khối u còn khu trú và chưa lan rộng ra xung quanh.
Vì vậy, việc tầm soát ung thư có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với người bệnh. Bạn cần được thực hiện tầm soát định kỳ theo năm.
2. Các biện pháp được sử dụng xét nghiệm tầm soát ung thư
Hiện có rất nhiều biện pháp tầm soát ung thư sớm tùy theo cơ quan, mức chi phí và cũng mang lại độ chính xác khác nhau. Một số chương trìnhtầm soát ung thư hiện này bao gồm:
Chụp X-quang phổi thường quy
Chụp X-quang phổi có ý nghĩa phát hiện ra ung thư phế quản sớm. Chỉ cần khối u có kích thước chừng 1cm là đã có thể phát hiện trên phim X-quang.
Tương tự như ung thư phổi, ung thư xương có thể nhìn thấy được trên phim X-quang tại vị trí xương mà bạn thấy nghi ngờ.
Siêu âm gan thận
Giúp phát hiện khối ung thư tại gan và thận. Một khối ung thư tại gan và thận, nếu có xuất hiện, sẽ hiện hình trên hình ảnh siêu âm. Nó sẽ báo cho bạn biết khối ung thư nằm ở đâu và kích thước bao nhiêu.
Một năm bạn nên đi siêu âm 2 lần, cách 6 tháng 1 lần. Vì siêu âm tốt và an toàn với cơ thể nên bạn yên tâm là không bị tác dụng phụ của sóng siêu âm.
3. Khi nào nên tầm soát ung thư?
Mọi người nên xét nghiệm tầm soát ung thưkhi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ung thư như: đi tiểu ra máu, chảy máu đường ruột, sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân, vết thương trên da lâu lành bất thường, nốt ruồi to lên, có khối u cục ở vú, thay đổi hình dạng tinh hoàn, có xét nghiệm bất thường ở tuyến tiền liệt....
Tùy mỗi loại ung thư sẽ có những dấu hiệu bệnh đặc trưng khác nhau. Ví như trường hợp khó nuốt, cảm giác vướng, tức nặng, khó thở có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản. Các triệu chứng nhức đầu, giảm thị lực, buồn nôn có thể là dấu hiệu sớm của bệnh u não...
Do đó, mỗi người cần chú ý nhận ra những bất thường hoặc thay đổi lâu ngày trong cơ thể để nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn và tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Nên đến các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa về ung thư và cần tuân thủ quy trình, thời gian xét nghiệm của bác sĩ.
4. Các đối tượng nên đi xét nghiệm tầm soát ung thư
Bản chất của tầm soát ung thư là một hoạt động thăm khám, xét nghiệm giúp phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh ung thư.
Thông thường, nếu không có những biểu hiện của bệnh ung thư, việc tầm soát ung thư cũng không cần thiết đối với những người khỏe mạnh. Các đối tượng nên thực hiện tầm soát ung thư : cả nam và nữ từ 40 tuổi trở lên nên tầm soát ung thư toàn diện để phát hiện sớm ung thư cũng như đảm bảo sức khỏe, những đối tượng mà tiền sử gia đình có người mắc ung thư, những người có các yếu tố bệnh lý cơ thể là nguyên nhân gây ung thư như viêm loét dạ dày, xơ gan,... hoặc có thói quen hút thuốc, uống rượu bia... nên tầm soát ung thư theo định kì.
Ngoài ra một số đối tượng từng mắc viêm nhiễm hay có khối polyp, xơ gan hoặc lười vận động hay có chế độ ăn không lành mạnh kèm theo việc nghiện rượu bia, thuốc lá...nên đi thăm khám sớm để phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
Các chuyên gia cho biết, tầm soát ung thư là cách tốt nhất để bạn có thể phòng tránh và phát hiện sớm ung thư, đặc biệt là nâng cao cơ hội điều trị thành công, kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. Một số bệnh, nếu phát hiện sớm có thể hoàn toàn chưa khỏi.
5. Tầm soát ung thư ở đâu tốt?
Tầm soát ung thư tại Hà Nội
1. Bệnh viện K
Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư. Được thành lập dựa trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương - Một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực. Hiện nay, Bệnh viện K có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất về nghiên cứu và phòng chống ung thư.
Theo chỉ tiêu Bộ Y tế giao năm 2015 bệnh viện có 1800 giường bệnh. Bệnh viện hiện có 66 khoa, phòng, đơn vị, bộ phận; trung tâm với 1.224 cán bộ viên chức, hoạt động tại 3 cơ sở với 1.800 giường bệnh. Năm 2017, Bệnh viện K được Bộ Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động.
- Thời gian làm việc:
· Thứ Hai - Thứ Sáu: 8h – 17h
- Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Cơ sở 2: Ngõ 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
- Cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, Tân Triều, Hà Nội
- Điện thoại: 024 3825 2143
2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa Ung thư hạng I của Hà Nội. Năm 2000, bệnh viện Ung bướu Hà Nội được thành lập với chức năng là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Ung bướu của Hà Nội, được Bộ Y tế cho phép tiếp nhận bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Y tế như một bệnh viện tuyến cuối trong điều trị ung thư, nhằm giảm tải cho tuyến trên. Bệnh viện đã không ngừng được đầu tư mua sắm và nâng cấp trang thiết bị hiện đại thông qua các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như xã hội hóa Y tế.
- Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Thời gian làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h30 – 17h00
- Điện thoại: 02438211297
Tầm soát ung thư ở TP.HCM
1. Bệnh viện Nhân dân 115
Bệnh viện hiện có Khoa nội với các chuyên khoa:
- Khoa chẩn đoán hình ảnh, Tim mạch tổng quát, Thận nội - lọc máu & miễn dịch ghép, Hồi sức tim mạch, Nội tiêu hóa gan mật, Khoa Dược, Khám Bệnh, Nội tiết, Khoa Cơ - Xương - Khớp, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.
- Khoa ngoại gồm Khoa Ngoại Thần kinh chấn thương, Khoa Ngoại tổng quát, Khoa Ngoại niệu - ghép thận, Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình, Khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, Khoa Phẫu thuật tim, Khoa Y học thể thao.
Bệnh viện có gần 1.700 nhân viên y tế và chỉ tiêu giường bệnh là 1.600 giường.
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2016, bệnh viện triển khai phòng khám VIP – cho doanh nhân, được tọa lạc tại tầng trệt của khu A với 6 phòng khám, đảm bảo không gian riêng tư và yên tĩnh tối đa. Bệnh nhân khi tới khám và điều trị bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn và chăm sóc đúng như quy chuẩn mà bệnh viện đưa ra: nhanh chóng- chính xác- hiệu quả, mang tới sự hài lòng tối đa.
- Thời gian làm việc:
- Sáng từ 6h30- 11h30
- Chiều từ 13h -16h
- Thời gian khám bệnh ngoài giờ:
- Thứ bảy: Sáng từ 7h -11h30, Chiều từ 13h30 -15h30
- Chủ nhật: Từ 7h -11h30
- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
- SĐT: 028 3865 4249 - 028 3865 5110
2. Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM
Năm 1964, thành lập khoa điều trị Ung thư từ bệnh viện Nguyễn Văn Học. Hai năm sau, tách ra hoạt động độc lập thành viện Ung thư Quốc gia với nhiệm vụ phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư bằng máy xạ trị Césium 137. Sau này đổi tên là viện Ung thư trực thuộc bộ Y tế và Thương binh xã hội. Năm 1976 được bàn giao cho sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với tên “bệnh viện Ung bướu” do bác sĩ Lương Tấn Trường làm giám đốc.
Bệnh viện Ung bướu đã từng bước cải tạo và phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn Phụ khoa, Tai mũi họng, Tổng quát, tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu. Năm 1980 khoa Xạ ngoại trú được trang bị thêm máy Cobalt 60 của Tiệp Khắc.
- Địa chỉ: 03 Nơ Trang Long, 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07h30 – 16h30
- Liên hệ: 02838412637
Xem thêm:
- Tầm soát ung thư ở bệnh viện nào?
- Tầm soát ung thư: Giá bao nhiêu?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM
8
Quy trình xét nghiệm vô sinh ở nữ giới
5 chỉ số siêu âm quan trọng trong những tháng cuối mẹ bầu cần biết
Kinh nghiệm điều trị ung thư buồng trứng tại phòng khám Thọ Xuân Đường
Xét nghiệm tổng quát và tầm soát ung thư ở TP.Hồ Chí Minh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!