Khi bạn bị ốm luôn có cảm giác đắng miệng và khó ăn khiến bạn thêm mệt mỏi và khó chịu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đắng miệng khi bị ốm và làm sao để khắc phục được tình trạng này? Hôm nay Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu và giúp bạn có được cách trị đắng miệng khi bị ốmhiệu quả nhất.
Những nguyên nhân khiến miệng bị đắng khi ốm
1. Do dịch vị và dịch mật bị trào ngược khiến hơi thở bị hôi, miệng đắng và kèm theo đầy bụng, khó tiêu là ợ chua.
2. Khi bạn ốm, tuyến nước bọt bị viêm nhiễm khiến việc tiết nước bọt bị rối loạn dẫn đến khô miệng. Nước bọt tiết ít sẽ khiến miệng có cảm giác đắng, tình trạng này thường đi kèm các bệnh như viêm nướu, viêm họng, cảm cúm,...
3. Khi tình trạng đắng miệng kéo dài liên tục thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc các bệnh về gan. Bởi chức năng gan bị suy giảm hay mắc phải các bệnh như viêm gan, sơ gan,... cũng dẫn đến đắng miệng.
4. Ngoài ra, triệu chứng đắng miệng còn do các nguyên nhân như hút thuốc lá thường xuyên, thừa kẽm, canxi hay sắt, cơ thể suy ngược mỏi mệt do làm việc quá sức,...
Mách bạn một số cách chữa đắng miệng khi bị ốm
- Bổ sung vào thực đơn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,... và những loại trái cây có tác dụng kích thích vị giác, tuyến nước bọt sẽ khiến cảm giác đắng miệng giảm dần.
- Khi bạn ốm, hãy chia nhỏ bữa ăn và khẩu phần ăn để bớt cảm giác chán ăn đồng thời giúp bạn bổ sung đủ chất cần thiết cho cơ thể và khiến dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Không ăn những món ăn có vị quá cay, nóng khiến dịch vị dễ trào ngược. Ăn những thực phẩm dễ nhai và tiêu hóa như cơm, cháo, canh,...
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, đò uống chứa cồn, thuốc lá. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ như: rau xanh, củ, quả tươi.
- Một vài chiếc kẹo cao su cũng làm giảm bớt vị đắng trong miệng khi nhai. Đồng thời, nhai kẹo cao su còn khiến tăng khả năng tiết nước bọt, làm ẩm khoang miệng. Mùi kẹo sẽ át bớt vị đắng, mùi hôi trong miệng.
- Uống nước nhiều lần trong ngày làm ẩm khoang miệng.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải sạch mặt lưỡi để loại bỏ những vi khuẩn có hại với khoang miệng. Súc miệng bằng nước muối pha loãng để sát trùng, diệt khuẩn.
Cách phòng ngừa đắng miệng?
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra chức năng gan mật
- Ăn uống theo nhiều bữa mỗi ngày
- Sau khi ăn xong không nên nằm ngay mà nên ngồi hoặc đứng thẳng, không vận động mạnh, tạo điều kiện cho dạ dày nghỉ ngơi.
- Có chế độ ăn uống khoa học: uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, không ăn những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: rượu, bia, đồ ăn nhanh
- Không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Bí ẩn tại sao mẹ không nên cho người khác hôn má con?
Cách chữa đắng miệng khi uống thuốc
Tác dụng phụ của thuốc trị vi khuẩn Hp
Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?
Tìm hiểu về hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh (SIDS)
1
Đắng miệng có phải mắc bệnh?
Đắng miệng lâu và kéo dài chứng tỏ bạn có nguy cơ mắc bệnh, trong đó có bệnh viêm gan, viêm mật cấp tính. Hoặc đắng miệng có thể là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư.
Đắng miệng cũng như các rắc rối về tiêu hóa thường gặp ở các trường hợp chức năng gan suy giảm là do bệnh lý về gan cấp và mãn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan...
Trên đây là một số nguyên nhân và một số cách trị đắng miệng khi bị ốm mà Lily & WeCare chia sẻ với bạn. Bạn có thể áp dụng các cách chữa trị hết đắng miệng nhanh mà tiện lợi mà Lily & WeCare đề xuất. Tuy nhiên an toàn nhất bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khám, tìm nguyên nhân gây đắng miệng khi bị ốm và đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Khi có triệu chứng đắng miệng thì người bệnh cần làm gì?
- Cách chữa đắng miệng khi uống thuốc
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!