Hp là loại vi khuẩn cư trú trong niêm mạc dạ dày gây ra các bệnh viêm loét dạ dày. Sau khi tiến hành xét nghiệm nếu phát hiện sự có mặt của vi khuẩn này thì việc sử dụng kháng sinh để loại bỏ Hp là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, các loại thuốc chống lại Hp đều có những tác dụng phụ tác động lên cơ thể người bệnh.
Các loại thuốc và tác dụng phụ của thuốc trị vi khuẩn Hp
Thuốc dạ dày diệt khuẩn Hp bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau:
Clarithromycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Thuốc này ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50s ribosom, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Clarithromycin có khả năng diệt đến 50% vi khuẩn Hpkhi dùng thuốc đơn độc.Tuy nhiên, thuốc cũng có những tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Trường hợp hiếm gặp người dùng thuốc có thể bị ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu eosin,...
Amoxicilin cũng nằm trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hpnhờ tác dụng cao và không có hiện tượng kháng thuốc. Thuốc bền vững trong cả môi trường axit và không ảnh hưởng hấp thụ bởi các thực phẩm vào cơ thể. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự tổng hợp của mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Amoxicilin có thể gây sôi bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài, viêm đại tràng màng giả,... cho người bệnh.
Metronidazol và Tinidazol là 2 loại kháng sinh thuộc nhóm 5 nitro imidazol có tác dụng mạnh trong diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng đơn độc sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc phát triển nhanh. Hai loại này dùng trong thời gian ngắn có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, phát ban... dùng kéo dài thường gây ra mất vị giác.
Ngoài ra, trong phác đồ điều trị dạ dày còn có các loại thuốc nhằm tái tạo vết thương và phục hồi chức năng của dạ dày. Các loại thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ như:
Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxid có tác dụng kháng axit, cắt cơn đau và điều trị triệu chứng. Nhôm hydroxid khi vào ruột sẽ kết hợp với phosphat tạo thành nhôm phosphate không tan và được thải trừ theo phân ra bên ngoài. Vì vậy, thuốc này có thể gây ra táo bón, tình trạng cơ thể thiếu phosphat gây nên loãng xương. Magnesi hydroxid có thể gây ra tình trạng đắng miệng, buồn nôn và ảnh hưởng đến thận.
Thuốc kháng histamin H2: bao gồm Cimetidin và Ranitidin có thể gây ức chế histamin H2 làm cản trở quá trình bài tiết dịch vị. Tuy nhiên 2 loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ như: rối loạn thần kinh, tăng men gan, tăng creatinin máu, giảm bạch cầu, các vấn đề về tim mạch, đau đầu, giảm tiểu cẩu trong máu, tiêu chảy,...
Thuốc ức chế bơm proton làm giảm bài tiết acid. Thuốc có thể gây ra tình trạng khô miệng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt,...
Giải pháp làm tăng thành công trong điều trị vi khuẩn Hp và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng thêm N-acetyl cysteine để cải thiện sự xâm nhập của kháng sinh qua lớp nhầy dạ dày, tăng hiệu quả của kháng sinh.
Uống thuốc đúng, đủ liều theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ.
Không sử dụng các chất kích thích trong quá trình uống thuốc.
Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, làm việc điều độ, giảm stress và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, chia nhỏ bữa ăn, ăn đầy đủ chất, nhiều hoa quả, rau củ,... nhằm hạn chế tình trạng chán ăn, đắng miệng.
Uống nhiều nước ấm, có thể bù điện giải bằng oresol nếu người bệnh bị tiêu chảy.
Không được sử dụng thêm các loại thuốc khác khi đang điều trị dạ dày nếu bác sĩ chưa cho phép. Trước khi bác sĩ khám thì người bệnh nên nói về các bệnh của mình để bác sĩ thay thế các loại thuốc phù hợp.
Thoát khỏi bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp sau nhiều năm điều trị
Uống thuốc tránh thai lâu dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Nguyên nhân và cách điều trị của bệnh đại tiện phân đen
Nhận biết dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu
Men tiêu hóa: Dùng bừa = hại trẻ
Trường hợp tác dụng phụ của thuốc làm người bệnh bị các triệu chứng nặng nên ngưng uống thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thuốc trị vi khuẩn Hp có tác dụng chống lại vi khuẩn và cải thiện dạ dày tuy nhiên gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, bạn nên thực hiện các cách khắc phục nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của thuốc đến sức khỏe.
Xem thêm:
- Điều trị vi khuẩn HP khi đang cho con bú có được không?
- Nguy cơ vi khuẩn Hp kháng thuốc và các giải pháp điều trị mới
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!