Cách điều trị bệnh mộng du

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Mộng du là bệnh rất khó xác định được nguyên nhân chính xác.

Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bị mộng du có thể trở lại giường và ngủ tiếp. Mộng du thường xuất hiện sau giấc ngủ vài giờ, vào giai đoạn giấc ngủ sâu (NREM) và kéo dài từ vài giây đến hàng tiếng đồng hồ. Hiện tượng này có thể xảy ra hằng đêm nhưng cũng có thể không thường xuyên.

Bác sĩ Cao Văn Tuân, Khoa tâm thần - Bệnh viện Tâm thần Trung ương, cho biết: 'Trong y học, người ta coi đây là một loại bệnh lý, bị rối loạn tâm lý. Những người bị mộng du thường trong tình trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, thiếu magiê, lạm dụng thuốc an thần, thuốc kháng histamin…

Một vài yếu tố khác được các chuyên gia thần kinh chú ý, đó là ngủ trong tình trạng bàng quang đầy nước tiểu, bị stress, ngủ ở môi trường lạ, ồn ào, cũng có thể dẫn tới mộng du. Người lớn ở trong tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn thần kinh, phản ứng thuốc, người nghiện rượu…'.

Cách điều trị bệnh mộng du

Mộng du thường xuất hiện sau giấc ngủ vài giờ (Ảnh minh họa: Internet)

Bác sĩ Tuân cho biết thêm: 'Hiện tại trên thế giới người ta cho rằng, mộng du là một dạng động kinh đặc biệt. Ở Pháp người ta điều trị bằng cách gắn chíp lên đầu để theo dõi và ghi lại các hoạt động của người bệnh.

Vì người bị mộng du có thể bị bất cứ lúc nào, không ai biết trước được. Sau đó, dựa vào các kết quả ghi được, người ta sẽ biết được các hoạt động của vỏ não, vỏ não phản ánh những hành vi đó như thế nào, rồi tiến hành điều trị và đã đem lại hiệu quả cao'.

Ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp bị mộng du tới bệnh viện đều được chữa trị khỏi. Có rất nhiều phương pháp điều trị mộng du, tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân sẽ đưa ra cách điều trị cho phù hợp và đem lại kết quả', ông La Đức Cương - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương nói.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!