Cách tránh gạo nhựa, gạo giấy vụn 'dễ không tưởng'

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tuy nhiên, việc lựa chọn gạo tốt trong cơn bão 'thực phẩm bẩn' ngày nay lại trở nên không hề đơn giản.

Đối với người phương Đông nói riêng, gạo là thực phẩm rất quan trọng. Từ hơn 2000 năm trước, khi đánh giá về vai trò của thực phẩm, cuốn Hoàng đế nội kinh đã viết: 'Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung' (lương thực nuôi dưỡng, hoa quả trợ giúp, thịt cá bổ ích, rau quả bổ sung).

Trong nền ẩm thực đang không ngừng biến hóa của thời đại ngày nay, ngũ cốc vẫn đứng vị trí hàng đầu trong các bữa ăn của hầu hết các nước trên thế giới.

Theo thống kê, bên trong các loại ngũ cốc thường có tới 70 – 80% carbonhydrate (tính theo trọng lượng), 8 – 10% protein, chất béo chỉ chiếm khoảng 1%, còn lại các chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất.

Cùng với kê, ngô, cao lương, yến mạch và lúa mì, gạo cũng được xếp vào hàng 'ngũ cốc'. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cao, gạo đã trở thành món chính trên bàn ăn của người dân nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thực phẩm thiết yếu lại không hề dễ dàng trong thời buổi hiện nay.

Nhan nhản 'gạo giả' làm từ đủ các chất độc hại

Tháng 5 năm 2015, trên tờ The Star (Malaysia) đăng tải thông tin về gạo giả được làm từ nhựa độc hại có xuất xứ Trung Quốc. Bài báo trên đã gây chấn động và trở thành lời cảnh tỉnh đối với các bạn hàng về chất lượng gạo của đất nước đông dân này.

Theo sự kiểm định từ phía các chuyên gia, loại 'gạo nhựa' này được chế từ khoai lang, khoai tây và…nhựa tổng hợp! Mặc dù được đúc giống gạo thật từ màu sắc tới hình dáng, nhưng thứ hàng nhái ấy lại gây ra cơ số nguy hại đối với sức khỏe.

Hiệp hội nhà hàng Trung Quốc đã đưa ra lời cảnh báo: ăn ba bát gạo nhựa sẽ tương đương với việc nhét một túi nilon vào dạ dày. Chưa dừng lại ở đó, loại gạo giả này còn có thể gây chết người hoặc hủy hoại nghiêm trọng hệ tiêu hóa.

Cách tránh gạo nhựa, gạo giấy vụn 'dễ không tưởng'

Nhờ thu về khối lợi nhuận khổng lồ, gạo giả làm từ nhựa và khoai vẫn được 'lừa' bán rộng rãi trên thị trường Trung Quốc (đặc biệt là thành phố Thái Nguyên,tỉnh Thiểm Tây)  (Ảnh minh họa).

Khi vụ bê bối về gạo nhựa còn chưa lắng xuống, người dân Trung Quốc và các nước châu Á lại một lần nữa bàng hoàng khi phát hiện gạo giả được sản xuất tinh vi từ…giấy cuộn! Vụ việc trên được phát hiện vào tháng 9 năm 2015 tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Cách tránh gạo nhựa, gạo giấy vụn 'dễ không tưởng'

'Nối gót' gạo nhựa là những loại gạo giấy cũng có xuất xứ từ...Trung Quốc! (Ảnh: nguồn internet).

Theo lời kể từ 'nạn nhân', đằng sau những lời mời chào như 'gạo quê chính gốc', 'không chất bảo quản'… từ những người bán buôn, thứ họ nhận được khi nấu chín loại gạo giấy này lại là những bát cơm cứng bất thường và có mùi vị khó chịu.

Những vụ việc bê bối kể trên cùng sự đổ bộ của cơn bão 'thực phẩm bẩn' đã khiến chất lượng của gạo trở thành vấn đề đáng lưu tâm hơn bao giờ hết đối với người tiêu dùng.

Cách chọn gạo chất lượng: 'tưởng không dễ' mà lại 'dễ không tưởng'!

Khi chọn lúa giống, bà con nông dân nên lưu ý tới bao bì sản phẩm. Giấy phép sản xuất, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, cam kết chất lượng…là những thông tin không nên bỏ qua.

Tương tự như vậy, trong việc chọn mua gạo, người tiêu dùng có thể kiểm định được chất lượng sản phẩm thông qua các cách dưới đây:

Nhìn

Gạo tốt thường có màu trắng ngà, vẻ ngoài sáng bóng, sạch sẽ, hơi trong, hình dạng đều đặn, nhẵn nhụi. Dùng tay tách gạo ra sẽ thấy bên trong có phôi gạo màu trắng. Phôi trắng càng nhiều, hàm lượng protein trong gạo càng thấp.

Ngược lại, gạo càng có nhiều vết nứt, giá trị dinh dưỡng cũng theo đó mà suy giảm. Những loại gạo kém chất lượng thường có màu vàng sẫm, các hạt không đều hoặc bị mốc…

Tuy nhiên, việc chọn gạo qua màu sắc khó tránh khỏi có nhiều điểm thiếu sót. Bởi những loại gạo cũ sau khi trải qua quá trình gia công sẽ lại có được màu sáng và trong như gạo mới.

Ngửi

Muốn biết gạo có tốt hay không, cách đơn giản là cầm một nắm gạo đặt lên lòng bàn tay, sau đó đưa lên mũi để ngửi.

Mùi thơm thoang thoảng tự nhiên là minh chứng cho chất lượng tốt và độ mới của gạo. Đặc biệt, các bà nội trợ khi chọn mua gạo nên tránh xa những loại có mùi mốc, chua.

Cách tránh gạo nhựa, gạo giấy vụn 'dễ không tưởng'

Nhận diện gạo tốt không phải là công việc quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. (Ảnh minh họa).

Gạo cũ thường không có mùi thơm mà thường có mùi paraffin (hóa chất được sử dụng để đánh bóng). Nên cảnh giác với những loại gạo có mùi thơm bất thường, bởi rất có thể chúng đã được tẩm những hương liệu hoặc hóa chất tạo mùi gây nguy hại cho sức khỏe.

Chạm

Gạo tốt khi chạm vào sẽ có cảm giác mát tay, mịn màng.

Cách tránh gạo nhựa, gạo giấy vụn 'dễ không tưởng'

Chỉ cần một cái chạm tay hoặc một ánh nhìn, bạn hoàn toàn có thể phán đoán được chất lượng thực sự của loại gạo mình định chọn mua. (Ảnh minh họa).

Ngược lại, các loại gạo xấu thường tạo ra cảm giác thô ráp khi tiếp xúc. Một số loại gạo cũ đã qua xử lý, đặc biệt là gạo đã được đánh bóng bằng paraffin thường dính, nhớp.

Nếm

Cách tốt nhất để kiểm định chất lượng của gạo chính là nếm thử.

Khi cho vào miệng, gạo tốt thường có vị hơi ngọt, có độ dẻo, tới lúc nhai nát còn cảm thấy dính răng bởi độ dẻo vẫn được bảo trì.

Đối với các loại gạo không có mùi vị hoặc xuất hiện vị chua, đắng, có mùi lạ, độ dẻo quá kém…đều không đảm bảo về chất lượng, người tiêu dùng tuyệt đối không nên mua để tránh những rủi ro về sức khỏe.

Đặc biệt lưu ý: Gạo là thực phẩm rất dễ bị ẩm mốc, đặc biệt vào tiết trời cuối xuân, đầu hạ. Vì vậy, để tiện cho việc bảo quản và đảm bảo chất lượng, các bà nội trợ nên mua gạo với số lượng vừa phải.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!