Cách vắt và bảo quản sữa mẹ cực hiệu quả

Dinh dưỡng cho Trẻ - 04/25/2024

Có bao nhiêu cách vắt sữa bạn có thể áp dụng và làm sao để có được chất lượng sữa mẹ tốt nhất? Hãy cùng tham khảo ý kiến từ chuyên gia của Hello Bacsi. 

Tuy các nguyên tắc cơ bản của việc vắt sữa cũng giống như bất kỳ loại máy hút nào bạn dùng (kích thích và gây áp lực ở vùng quanh vú để sữa chảy từ núm vú), vẫn có nhiều sự khác biệt đáng chú ý trong kỹ thuật tùy theo từng loại máy hút (hoặc trong trường hợp bạn dùng tay vắt, không dùng máy).

Cách vắt sữa mẹ

Vắt sữa bằng tay

Để bắt đầu, đặt tay bạn vào một bên vú, với ngón cái và ngón trỏ đối ngược nhau xung quanh quầng vú. Nhấn tay vào phía ngực: nhẹ nhàng nhấn ngón tay cái và ngón trỏ cùng nhau trong khi hơi kéo về phía trước một chút (đừng để những ngón tay của bạn trượt lên núm vú). Lặp lại nhịp nhàng để bắt đầu làm chảy sữa, luân phiên thay đổi vị trí tay để có thể kích thích tất cả các ống dẫn sữa. Lặp lại với vú bên kia, xoa bóp giữa các lần vắt khi cần thiết. Lặp lại với vú đầu tiên, sau đó quay lại với bên còn lại.

Nếu bạn muốn hứng sữa vắt ra, sử dụng một cốc rộng miệng đặt dưới vú. Bạn có thể hứng các giọt chảy xuống từ vú khác bằng cách đặt một bình nhỏ bên trong áo ngực của bạn. Sữa thu được cần được đổ vào chai hoặc túi lưu trữ và làm lạnh càng sớm càng tốt.

Vắt sữa bằng máy hút tay

Thực hiện theo các hướng dẫn của máy hút bạn đang sử dụng. Bạn có thể làm ẩm các cạnh ngoài của phễu chụp bằng nước hoặc bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo hút tốt hơn, nhưng đây là một bước không cần thiết. Phễu chụp nên bao quanh núm vú và quầng vú, với tất cả các núm vú và phần mô vú (còn gọi là cốc đựng sữa). Dùng loại nhanh, ngắn ở đầu hút để bắt chước hành động mút chặt của bé. Sau khi có được dòng sữa về, bạn có thể chuyển sang những lần hút ổn định lâu dài.

Vắt sữa bằng máy hút điện

Thực hiện theo các hướng dẫn. Bơm kép lý tưởng hơn vì loại bơm này giúp tiết kiệm thời gian và tăng lượng sữa. Bạn có thể làm ẩm các cạnh bên ngoài của mặt hút sữa để đảm bảo lực hút tốt. Bắt đầu hút từ từ, tối thiểu và tăng dần khi sữa bắt đầu ra nếu cần thiết. Nếu núm vú của bạn đau, giữ cho máy hút ở chế độ thấp hơn. Bạn có thể biết được bên vú nào nhiều sữa hơn khi bạn bơm kép, bởi mỗi vú đều có chức năng độc lập nhau.

Cách bảo quản sữa mẹ

Hãy nhớ những cách sau để bảo đảm độ tinh khiết và an toàn cho nguồn sữa:

Cất vào tủ lạnh ngay khi có thể. Nếu không thể, hãy để sữa ở nhiệt độ phòng (nhưng tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời, hoặc các nguồn nhiệt khác) trong vòng sáu giờ.
Có thể bảo quản sữa lên đến 48 giờ trong tủ lạnh, hoặc làm lạnh nhanh trong ba mươi phút, và giữ đông sau đó.
Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông, trong vòng từ một hoặc hai tuần khi được trữ trong tủ lạnh cửa đơn, khoảng ba tháng khi trữ trong loại hai cửa có phun sương, sáu tháng trong loại tủ duy trì -18° C.
Làm lạnh với số lượng sữa nhỏ, 80 – 120 ml một lần, để giảm thiểu lãng phí và dễ tan hơn.
Để làm tan sữa, lắc bình hoặc túi dưới vòi nước ấm; sau đó sử dụng trong vòng ba mươi phút. Hoặc làm tan trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ. Không làm tan sữa bằng lò vi sóng, trên bếp lò, hoặc ở nhiệt độ phòng và không được làm đông lạnh trở lại sau khi sữa đã tan.

Khi bé dùng xong chai nào thì bỏ luôn chai đó. Bạn cũng nên bỏ bất kỳ chai sữa nào bảo quản trong thời gian dài hơn so với những khuyến cáo ở trên.

Tham khảo thêm:

Những điều cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ vắt ra

So sánh sữa bột và sữa mẹ

4 thói quen có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ

Khi nào mẹ không nên cho con bú?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!