Vào những khi thời tiết chuyển mùa, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ dễ mắc những bệnh về hô hấp trên như: chảy nước mũi, hắt hơi, viêm sổ mũi... Lúc này, mẹ cần biết cách để xử lý sao cho khéo, giúp con nhanh chóng vượt qua được bệnh. Lily & WeCare xin giới thiệu tới các mẹ những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi để mẹ tham khảo thêm.
Khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi thì cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh khác nhau. Lúc này, cha mẹ cần phán đoán được nguyên nhân chính xác dựa trên hững dấu hiệu khác đi kèm. Thế nhưng, để biết bé đang mắc chứng bệnh nào, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác hơn.
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi do cảm lạnh
Khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi, kèm theo đó là hắt hơi, đau họng, cơ thể đau nhức, có thể sốt thì nguyên nhân có thể do trẻ đã bị cảm lạnh. Để chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, bố mẹ cần:
- Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết trong tủ thuốc gia đình như: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ dùng hút mũi, nhiệt kế, thuốc hạ sốt, máy tạo độ ẩm.
- Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như: ho, chảy nước mũi hoặc sốt.
- Giúp bé hít thở dễ dàng hơn bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để làm vệ sinh bên trong mũi. Đồng thời, dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch đi dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.
- Khi bé bị nghẹt mũi, mẹ nên cho đầu bé được nâng cao lên một chút, đây là tư thế ngủ tốt cho bé. Hãy đặt thêm chiếc khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao cho phù hợp để cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.
- Các mẹ cũng nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nhiều nước hơn khi bé bị cảm lạnh.
- Mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình trong khi chữa bệnh cho bé bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng khi bế bé và ngược lại.
Trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi kèm theo ho, sốt cao, tiêu chảy, nôn trớ
Lúc này trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, kèm theo ho và sốt cao (có khi trên 38 độ C), trẻ không chịu bú mẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ có thể bị cảm cúm, thời gian diễn ra cảm cúm trong năm là từ tháng 11 đến tháng 4.
Lúc này, mẹ cần chăm sóc trẻ như sau
- Có chế độ ăn uống tăng sức đề kháng: Lúc này sữa mẹ vẫn cứ là nguồn thức ăn quan trọng nhất. Mẹ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, tránh đồ nhiều mỡ, thức ăn có nhiều khoáng chất và vitamin để tăng cường thêm sức đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước nếu như trẻ bị sốt bởi khi đó, cơ thể cần nhiều nước hơn.
- Nên giữ yên tĩnh cho trẻ để trẻ được nghỉ ngơi và ngủ được nhiều hơn. Sau những giấc ngủ sâu, trẻ sẽ có thêm nhiều sức lực để chiến đấu với virus và cảm cúm.
Trẻ chảy nước mũi, kèm hắt hơi, mắt bị ngứa và chảy nước
Nếu như trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi và kèm theo những dấu hiệu như trên, kèm thêm ho thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị dị ứng. Mẹ hãy chăm sóc trẻ bị dị ứng như sau:
- Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định được nguyên nhân chính thức khiến trẻ bị dị ứng, giúp cho bố mẹ hiểu và chăm sóc, chữa trị kịp thời cho trẻ.
Giúp mẹ phân biệt ho cảm lạnh và viêm phổi ở trẻ em
Tư vấn chọn nước rửa mũi cho trẻ an toàn mẹ nên ghi nhớ
Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?
Tại sao thuốc Panadol lại được sử dụng khi điều trị cảm cúm?
Nếu trẻ bị chảy nước mũi, ho liên tục, sốt nhẹ
Trường hợp này sẽ xảy ra ở những trẻ lớn nhiều hơn so với trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi, kèm theo những dấu hiệu như trên thì có thể trẻ bị viêm xoang. Lúc này mẹ cần chăm sóc cho trẻ như sau: Mẹ nên tiến hành vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ. Đây được coi là một việc làm thường xuyên của các bà mẹ, các cô nuôi dạy trẻ hoặc bảo mẫu. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp và những bệnh về tai, mũi, họng.
Xem thêm:
- Bị hắt hơi sổ mũi liên tục là bệnh gì?
- Hắt hơi sổ mũi khi thời tiết thay đổi phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!