Caffein có lợi hay hại đối với bệnh trầm cảm?

Tâm lý - 11/24/2024

Khi nói về ảnh hưởng của caffein đối với sức khỏe tinh thần, có người cho rằng caffein có thể làm dịu trầm cảm, người thì nói điều ngược lại..

Các loại đồ uống có chứa caffein, ví dụ như cà phê, trà, nước giải khát và nước tăng lực, có thể tạm thời giúp bạn hăng hái, nhưng chúng sẽ để lại những ảnh hưởng tiêu cực. Người ta vẫn còn tranh luận về ảnh hưởng của caffeine đối với sức khỏe tinh thần. Nhiều người tin rằng caffein có thể làm giảm triệu chứng của trầm cảm, một số khác lại cho rằng nó có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng tích cực của caffeine đối với trầm cảm

Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa trầm cảm với caffeine có trong cà phê và trà cho thấy caffein có thể làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Một số nghiên cứu sâu hơn cũng chỉ ra rằng tỉ lệ tự tử cũng giảm đi ở những người sử dụng caffein.

Những người tiêu thụ nhiều caffeine mỗi ngày cũng sẽ giảm đi nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học cho rằng việc tiêu thụ caffeine, đặc biệt là cà phê, có thể làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm. Trà có chứa ít lượng caffeine hơn cà phê, vì vậy khả năng phòng ngừa bệnh sẽ kém đi, nhưng vẫn có hiệu quả nếu bạn sử dụng với số lượng nhiều.

Cà phê có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc trầm cảm hiệu quả hơn trà

Cà phê ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn so với trà do trong cà phê chứa các thành phần có thể chống lại các ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trầm cảm.

Cà phê cũng chứa rất nhiều axit chlorogenic, axit ferulic và axit caffeic giúp làm giảm tình trạng viêm tế bào thần kinh diễn ra ở phần não, là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Bên cạnh đặc điểm chống ô-xy hóa của caffein, cà phê còn có tác dụng chống viêm ở những vùng não bị ảnh hưởng, điều này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng do trầm cảm gây ra, chẳng hạn như cảm giác lo âu và buồn bã.

Không phải tất cả các loại trà đều kém hiệu quả trong việc phòng ngừa trầm cảm. Trà xanh, có chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, cũng có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả như cà phê. Trà xanh cũng chứa một số chất giúp phòng chống trầm cảm như:

  • Folate: Một loại vitamin B, có thể cải thiện tâm trạng hiệu quả;
  • Polyphenol: Có đặc tính chống trầm cảm;
  • Theanine: Làm tăng nồng độ dopamine và serotonin trong não.

Tiêu thụ quá nhiều cà phê ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh trầm cảm

Một số người làm việc trong ngành y không đồng ý với những tác dụng của caffeine trong việc phòng chống trầm cảm. Họ tranh cãi rằng chất này có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Việc tiêu thụ một lượng lớn cà phê cũng như caffein có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn, chẳng hạn như lo lắng, đau đầu, tăng huyết áp, tim đập nhanh, buồn nôn và bồn chồn.

Những triệu chứng trên đều liên quan đến phản ứng căng thẳng cấp tính. Nếu phản ứng này xảy ra thường xuyên do caffein, bạn có thể bị bệnh hoặc viêm nhiễm.

Việc tiêu thụ caffeine có thể làm tình trạng trầm cảm nặng hơn ở những người mắc rối loạn tính khí. Đối với những người dễ bị hoảng loạn, họ thường có xu hướng dễ lo lắng hơn khi sử dụng caffein.

Việc kết hợp caffeine và đường tinh luyện có thể gây ra những hậu quả cực kì khủng khiếp. Một nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa trầm cảm với việc kết hợp hai chất này. Vậy lí do là gì? Câu trả lời là do caffeien làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Khi kết hợp với đường, hỗn hợp này sẽ làm thay đổi lượng đường trong máu, gây áp lực lên não. Bạn cũng nên nhớ rằng các chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể gây ra trầm cảm, vì vậy caffeine và đường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh.

Caffeine chỉ có thể tạm thời tăng cường hệ thống thần kinh. Người bị trầm cảm có thể cảm thấy thất vọng sau khi những tác dụng của caffeine không còn. Vì vậy, những người mắc bệnh này không nên dùng caffeine quá nhiều.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Trà xanh ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?
  • 5 lợi ích tuyệt vời từ việc uống cà phê
  • Ăn càng nhiều đường tinh luyện, càng dễ bị trầm cảm!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!