Cảm giác căng thẳng ở bệnh nhân ung thư (P1)

Cần biết - 05/05/2024

Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư lo lắng là những căng thẳng này có thể có vai trò trong bệnh tật của họ.

Khi bạn đã được chẩn đoán, bạn có thể phải tạm gác một số việc lại trong một khoảng thời gian, ví dụ những mối quan tâm về gia đình, công việc, hoặc vấn đề tài chính. Khi việc điều trị đã kết thúc, những vấn đề này có thể bắt đầu lại nổi lên vào đúng lúc bạn đang mệt mỏi và có thể cảm thấy quá nhiều việc phải lo.

Điều quan trọng cần nhớ là nguyên nhân chính xác của nhiều căn bệnh ung thư vẫn chưa được biết rõ. Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sự căng thẳng là nguyên nhân của bệnh ung thư, nhưng sự căng thẳng có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tìm kiếm những cách để làm giảm hoặc kiểm soát những căng thẳng trong cuộc sống của bạn có thể giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.

Cảm giác căng thẳng ở bệnh nhân ung thư (P1)

Tập thể dục là một phương pháp đã được biết đến để làm giảm sự căng thẳng và lo lắng. (Ảnh minh họa: Internet)

Những lời khuyên: để làm giảm sự căng thẳng

Nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư đã thấy được những hoạt động dưới đây là hữu ích trong việc chống lại bệnh ung thư và những lo lắng của họ sau điều trị đã hết. Hãy hỏi bác sĩ, y tá, các nhà tư vấn ung thư ở địa phương về việc tham gia vào những hoạt động này.

Tập thể dục. Tập thể dục là một phương pháp đã được biết đến để làm giảm sự căng thẳng và lo lắng- dù bạn có hay không có bệnh ung thư. Như một người đàn ông đã diễn tả: 'Tôi có thể cảm thấy mệt một chút thôi và đó là một giới hạn rõ với sự mệt mỏi thực sự, nhưng khi tôi đi bộ khoảng 45 hoặc 50 phút trong bầu không khí trong lành, đôi khi tôi cảm thấy mình có thể gánh vác được cả thế giới'. Hãy đến gặp bác sĩ trước khi bạn theo một chương trình tập luyện và hãy cẩn thận, không nên tập quá sức. Nếu bạn không thể đi bộ được, hãy hỏi về những phương pháp luyện tập khác có thể hữu ích cho bạn.

Khiêu vũ hoặc sự vận động cơ thể. Con người có thể xua đi những cảm xúc của họ về bệnh ung thư trong những lớp học sử dụng những động tác của cơ thể gây ấn tượng và/hoặc loại hình nhảy múa.

Âm nhạc và hội họa. Những người, thậm chí trước đó chưa từng hát hoặc vẽ bao giờ đã thấy rằng những hoạt động đó thật hữu ích và vui vẻ.

Đối phó với sự trầm cảm và những lo âu

Sau điều trị, bạn có thể vẫn hay cảm thấy cáu giận, căng thẳng, buồn chán hoặc thất vọng. Đối với hầu hết mọi người, những cảm xúc đó mất đi hoặc giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, cứ khoảng một trong bốn người thì những cảm xúc này có thể trở nên trầm trọng hơn. Những cảm giác đau đớn không thể giảm bớt và chúng dần dần đi vào cuộc sống hàng ngày. Những người này có thể có một tình trạng sức khỏe được gọi là sự trầm cảm. Đối với một số người, việc điều trị ung thư có thể gây nên vấn đề này là do sự thay đổi cách hoạt động của não.

>> Xem thêm:

Cảm giác căng thẳng ở bệnh nhân ung thư (P2)

Hỏi đáp về bệnh ung thư vú

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!