Nhận sự giúp đỡ chống sự trầm cảm
Hãy nói với bác sĩ của bạn. Nếu bác sĩ của bạn thấy rằng bạn bị trầm cảm, họ có thể điều trị cho bạn hoặc giới thiệu bạn với những chuyên gia khác. Nhiều bệnh nhân sau điều trị nhận được sự giúp đỡ từ những bác sĩ chuyên khoa, họ là chuyên gia trong cả hai lĩnh vực chữa trầm cảm và giúp mọi người phục hồi lại sau điều trị bệnh ung thư. Bác sĩ của bạn còn có thể cho bạn thuốc để giúp bạn cảm thấy đỡ lo sợ và căng thẳng hơn.
Bạn nên mạnh dạn nói với bác sĩ về những cảm giác của bạn. Việc này có thể giúp bạn giải thích với bác sĩ bạn đang trải qua những gì. Không nên có cảm giác rằng bạn sẽ có thể kiểm soát được những xúc cảm đó một mình. Hãy nhận sự giúp đỡ nếu bạn thấy cần, điều này là quan trọng cho cuộc sống và sức khỏe của bạn.
Hãy hỏi bác sĩ, y tá, các nhà tư vấn ung thư ở địa phương về việc tham gia vào những hoạt động hữu ích. (Ảnh minh họa: Internet)
Làm thế nào để biết được rằng tôi cần được giúp đỡ về sự trầm cảm và lo âu?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu sau đây từ hai tuần trở lên, hãy hỏi bác sĩ của bạn về cách điều trị.
Những dấu hiệu xúc động
- Một cảm giác lo lắng, băn khoăn, thất vọng, hoặc chán nản không hề mất đi
- Tình trạng mất cảm xúc
- Luôn luôn bị xúc động, ngoài sự kiểm soát, hay bị dao động
- Một cảm giác tội lỗi hoặc cảm thấy vô dụng
- Tình trạng không tự lo liệu cho mình được hoặc sự tuyệt vọng
- Dễ cáu kỉnh và buồn bã
- Khó tập trung, hoặc cảm thấy 'đãng trí'
- Dễ khóc
- Hay tập trung vào những nỗi lo âu và những vấn đề khó khăn
- Không thể thoát ra khỏi một ý nghĩ dai dẳng trong tâm trí bạn
- Không thể dừng lại được việc làm một cái gì đó dường như là rất ngớ ngẩn
- Không thấy hứng thú với mọi thứ một chút nào như ăn uống, tình dục hoặc các hoạt động xã hội
- Tự mình tìm cách tránh xa những nơi hoặc những thứ mà bạn biết chắc chắn là vô hại
- Những ý nghĩ muốn tự tử hoặc cảm thấy bạn đang bị 'mất hết'
Những thay đổi của cơ thể
- Sự tăng cân hoặc giảm cân ngoài ý muốn không phải do ốm đau hoặc việc điều trị
- Mất ngủ hoặc lúc nào cũng thèm ngủ
- Tim đập nhanh, miệng khô, tăng tiết mồ hôi, dạ dày nôn nao, tiêu chảy
- Cơ thể chậm chạp, nặng nề
- Sự mệt mỏi không mất đi; chứng nhức đầu hoặc những đau nhức khác và đau đớn.
>> Xem thêm:
Cảm giác căng thẳng ở bệnh nhân ung thư (P1)
Hỏi đáp về bệnh ung thư vú
Nguồn: Ungthuvn.org
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!