Hầu hết chúng ta đều biết những ai bị tác động bởi sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ là một chẩn đoán dựa trên sự phát triển của rối loạn chức năng nhận thức ở mức độ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sa sút trí tuệ là một bệnh lý tiến triển theo thời gian. Sa sút trí tuệ gây ra các tác động ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân mà còn với gia đình cùng những người thân yêu của họ.
Tìm hiểu các nguy cơ gây sa sút trí tuệ ở người trẻ
Theo kết quả của một nghiên cứu mới đây, các nguy cơ gây bệnh xuất hiện sớm khi còn trẻ sẽ tạo ra một nguy cơ cao hơn bị các rối loạn khả năng nhận thức trong cuộc sống vào độ tuổi trung niên. Định nghĩa “khi còn trẻ” trong nghiên cứu này là 18-30 tuổi. Trong những năm qua, hầu hết mọi người ở độ tuổi này đều cố gắng để có được một học vị cao hơn, kinh doanh, thành công trong sự nghiệp, và lập gia đình. Các nhà khoa học cho rằng rất ít người trẻ ở lứa tuổi này nghĩ rằng các hoạt động mà họ thực hiện tại thời điểm đó có thể ảnh hưởng đến nguy cơ sa sút trí tuệ sau này. Để phân tích rõ giả định này, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu mới có sự tham gia của thanh niên và những người quan tâm đến sức khỏe về lâu về dài.
Trong nghiên cứu này, 3381 thanh niên được lựa chọn tham gia từ bốn thành phố ở Hoa Kỳ (Birgmingham, Alabama, Chicago, Illinois, Minneapolis, Minnesota và Oakland, California). Những người tham gia được theo dõi chặt chẽ từ khi bắt đầu tiến hành cuộc nghiên cứu đến sau đó 25 năm. Độ tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 50 năm. Thành phần người tham gia nghiên cứu đa dạng và có học vấn: 46% là người da đen, 44% là nam giới và 84% đã tốt nghiệp phổ thông.
Các tác giả đã nghiên cứu dựa trên bốn thông số về sức khỏe tim mạch. Các chỉ số về huyết áp bao gồm (huyết áp tâm thu và tâm trương), đường huyết lúc đói và tổng lượng cholesterol trong máu. Các nhà điều tra tiến hành nghiên cứu dựa trên các hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ hiện nay để thiết lập các tiêu chuẩn để so sánh:
- Huyết áp tâm thu <120 mmHg;
- Huyết áp tâm trương <80 mmHg;
- Đường huyết lúc đói (glucose) <100 mg/ dL;
- Tổng lượng cholesterol <200 mg/ dL.
Những người tham gia đã hoàn thành ba kỳ kiểm tra riêng biệt trong khoảng thời gian trong vòng 25 năm để đánh giá khả năng nhận thức của họ. Những nghiên cứu này được thiết kế để đo lường khả năng quản lý, tốc độ xử lý và trí nhớ từ vựng.
Các kết quả của cuộc nghiên cứu rất đáng để chú ý mặc dù những người tham gia còn rất trẻ.
Điểm kiểm tra thấp hơn mức bình thường
Điểm kiểm tra nhận thức là:
- 17-25% thấp hơn ở người trẻ có huyết áp tâm thu cao;
- 25-29% thấp hơn ở người trẻ có huyết áp tâm trương cao;
- 9-15% thấp hơn ở người trẻ có lượng đường huyết lúc đói cao;
- 1-6% thấp hơn ở những người trẻ có nồng độ cholesterol cao.
Những thay đổi rõ nét trong điểm kiểm tra không liên quan đến giới tính, chủng tộc và trình độ học vấn của người tham gia.
Các tác giả cũng chỉ rõ những người có huyết áp cao, lượng đường khi đói và nồng độ cholesterol trong máu tăng chậm khi đã qua tuổi 35. Họ phát hiện ra rằng ngay cả ở những người này (tức sau 10 năm sau) vẫn có điểm kiểm tra nhận thức giảm đáng kể.
Bệnh tim mạch như bệnh mạch vành bắt đầu xuất hiện ở những lứa tuổi còn rất trẻ, đôi khi trong lứa tuổi 20 và 30, đặc biệt là ở những người hút thuốc và bị bệnh tiểu đường. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, rối loạn nhận thức cũng có thể bắt đầu sớm hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng. Thật không may, khi bệnh bắt đầu ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, tình trạng bệnh lúc này thường đã tiến triển trở nên quá nặng để chữa trị.
Những tác nhân gây bệnh tim cũng gây ra sa sút trí tuệ
Nghiên cứu này chỉ ra cho chúng ta điều gì? Đầu tiên, các yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim cũng là những nhân tố gây sa sút trí tuệ. Thứ hai, các tác nhân gây bệnh tích lũy theo thời gian cần phải được chú ý. Nếu chúng ta có các chỉ số như đã đề cập ở phần trên cao, hãy tìm cách giảm các chỉ số này xuống để có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Cuối cùng, không bao giờ là quá muộn để chăm sóc bản thân bạn.
Những người tham gia nghiên cứu có thành phần đa dạng và trình độ học vấn cao. Những yêu cầu của nghề nghiệp hay học vấn thường được ưu tiên hơn sự lựa chọn lối sống lành mạnh đối với họ. Bạn cần nhớ rằng ngay cả những thay đổi nhỏ trong thói quen sống hằng ngày cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trên các phương diện như huyết áp, lượng đường huyết lúc đói và nồng độ cholesterol trong máu. Những thay đổi nhỏ này bao gồm việc tăng cường vận động thể dục thể thao như đi bộ nhiều hơn, dành ra 30-60 phút để tập thể dục, ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, ăn nhiều rau xanh, củ quả và ngủ đủ giấc.
Nếu bạn không thể thực hiện được tất cả các gợi ý trên, hãy bắt đầu vận dụng một vài cách trước. Hy vọng rằng sự lựa chọn và cố gắng của bạn sẽ được đền đáp bằng sức khỏe tim mạch và trí não trong dài hạn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!