Chăm dưỡng môi nhưng đôi môi vẫn khô nứt, bong tróc thì nguyên nhân có thể là do một vài vấn đề sau

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tình trạng môi khô, bong tróc có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như cơ thể thiếu chất, mắc bệnh về tuyến giáp hay do tật liếm môi gây ra.

Dị ứng với mỹ phẩm

Hãy xem lại các sản phẩm mà bạn dùng trên môi như son môi, son dưỡng, son che khuyết điểm... bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến đôi môi của bạn bị dị ứng, từ đó gây ra hiện tượng môi bị nứt nẻ. Đặc biệt, nếu thấy đi kèm với tình trạng nổi mụn rộp ở trên môi thì bạn nên ngưng sử dụng những loại mỹ phẩm này lại và chủ động đi khám da liễu ngay.

Chăm dưỡng môi nhưng đôi môi vẫn khô nứt, bong tróc thì nguyên nhân có thể là do một vài vấn đề sau

Cơ thể bị thiếu chất

Nếu cơ thể của bạn không được cung cấp đủ sắt, kẽm và vitamin B thì nguy cơ cao bạn sẽ gặp phải tình trạng môi khô. Do vậy, hãy chủ động bổ sung các loại thực phẩm giàu những loại dưỡng chất kể trên như trứng, cá, đậu... để ngăn ngừa hiện tượng môi khô nẻ xảy ra.

Chăm dưỡng môi nhưng đôi môi vẫn khô nứt, bong tróc thì nguyên nhân có thể là do một vài vấn đề sau

Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp

Tình trạng suy giáp có thể gây khô và nứt nẻ môi, đặc biệt, nó còn khiến lớp da ngoài cùng của môi trở nên dày và ngứa ngáy hơn. Vì vậy, bạn cần chủ động điều trị chứng rối loạn tuyến giáp này để ngăn ngừa nguy cơ môi khô nẻ, bong tróc.

Chăm dưỡng môi nhưng đôi môi vẫn khô nứt, bong tróc thì nguyên nhân có thể là do một vài vấn đề sau

Cơ thể thiếu nước

Hàng ngày, cơ thể của chúng ta cần từ 2 - 2,5 lít nước nên nếu không được thu nạp đủ lượng nước cần thiết thì tình trạng môi khô, nứt nẻ sẽ xảy ra. Lúc này, để duy trì sức khỏe tổng thể cũng như ngăn chặn hiện tượng môi khô nẻ thì bạn nên nhớ uống đủ nước hàng ngày, tối đa khoảng 8 cốc nước/ngày và chia ra các khung giờ trong ngày.

Bị nhiễm trùng nấm

Nếu thấy môi không chỉ bị nứt nẻ mà còn xuất hiện những vết nứt nhỏ gần khóe miệng thì nhiều khả năng là bạn đang bị nhiễm trùng nấm. Khi gặp phải trường hợp này, bạn cần tránh liếm môi và ngăn không để nước bọt dính vào sẽ làm tình trạng bệnh thêm tồi tệ. Hãy uống nhiều nước ấm và bảo vệ vùng da môi trước khi ra đường bằng cách đeo khẩu trang. Còn nếu tình trạng bệnh không được cải thiện tốt hơn thì nên chủ động đi khám ngay.

Chăm dưỡng môi nhưng đôi môi vẫn khô nứt, bong tróc thì nguyên nhân có thể là do một vài vấn đề sau

Liếm môi thường xuyên

Nhiều người hay có thói quen liếm môi nhưng không hề biết rằng, hành động này sẽ gây ra tình trạng môi khô nẻ, bong tróc. Do đó, bạn cần sửa ngay tật xấu này để ngăn không cho đôi môi bị ẩm ướt do bám dính nước bọt, gây khô môi.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV nên dù là trong mùa hè hay mùa đông thì việc để đôi môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng có thể gây khô môi. Đặc biệt, trong mùa đông thì nắng và gió sẽ càng làm đôi môi thêm khô ráp, nứt nẻ, thậm chí còn gây chảy máu môi. Do vậy, bạn cần chú ý ra đường đeo khẩu trang che kín để không làm đôi môi bị ảnh hưởng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!