Chất béo có thật sự gây hại cho bé?

Dinh dưỡng cho Trẻ - 04/29/2024

Chất béo có hai loại: có lợi và có hại. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về chất béo có thực sự gây hại cho bé và những chất béo có lợi cho bé nhé!

Nếu bạn vẫn đang nghi ngại và không muốn cho con mình ăn chất béo, hãy suy nghĩ lại bởi không phải chất béo nào cũng có hại cho sự phát triển của bé. Chất béo được chia làm hai loại: chất béo có lợi và chất béo có hại.

Sự khác biệt giữa chất béo có lợi và có hại là gì?

Chất béo có lợi

Chất béo có lợi đôi khi còn được gọi là chất béo không bão hòa. Chất béo không bão hòa có hai hình thức: không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Có hai loại chất béo không bão hòa đa: omega-3 và omega-6.

Omega-3 giúp não và mắt bé phát triển ngay từ khi bé nằm trong bụng mẹ và trong sáu tháng đầu của cuộc đời. Omega-3 có thể cải thiện việc học, thúc đẩy não bộ và sự phát triển của hệ thần kinh và tăng cường hệ thống miễn dịch ở trẻ em. Đối với người lớn, omega-3 rất có lợi cho bệnh thấp khớp, giảm đau, cứng khớp vào buổi sáng và các bệnh viêm. Ngoài ra, nó cũng có thể bảo vệ người lớn khỏi các bệnh tim mạch.

Omega-6 bảo vệ và giúp bé chống lại bệnh tim bằng cách giúp kiểm soát cholesterol có hại.

Chất béo có hại

Chất béo có hại nằm ở dạng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Cả hai loại chất béo này đều có hại bởi chúng chúng thúc đẩy sản xuất ra cholesterol có hại, làm giảm cholesterol có lợi và làm tăng nguy cơ bệnh tim sau này của bé.

Bé có thể ăn chất béo có lợi từ các sản phẩm nào?

Chất béo không bão hòa đơn

Bé có thể hấp thụ chất béo không bão hòa đơn từ:

  • Các loại dầu, chẳng hạn như dầu oliu, dầu hạt cải và dầu hạt nho;
  • Các loại hạt;
  • Thịt nạc;
  • Bơ.

Chất béo không bão hòa đa

Có hai loại chất béo không bão hòa đa: omega-3 và omega-6

Omega-3 là một loại chất béo không bão hòa đa. Bé có thể tìm thấy omega – 3 trong:

  • Cá ngừ, cá hồi và cá thu;
  • Quả óc chó, hạt lanh và các loại hạt khác;
  • Các món ăn làm từ đậu nành;
  • Các loại rau có lá xanh;
  • Các loại đậu;
  • Trẻ sơ sinh cũng có thể hấp thụ omega-3 từ sữa mẹ.

Omega-6 là một loại chất béo không bão hòa đa. Bé có thể hấp thụ nó từ các loại dầu thực vật chiết xuất từ hạt hướng dương, đậu phộng, hạt cải và dầu đậu nành.

Bé có thể ăn phải chất béo có hại từ các sản phẩm nào?

Chất béo bão hòa

Bé sẽ hấp thụ chất béo bão hòa từ:

  • Các sản phẩm từ động vật như thịt mỡ;
  • Dầu cọ và dầu dừa trong thực phẩm chế biến như bánh quy, khoai tây chiên lát;
  • Các sản phẩm từ sữa nguyên béo như bơ và kem.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa đôi khi được sử dụng trong:

  • Các loại bánh và bánh quy chế biến;
  • Thức ăn nhanh;
  • Shortening (một dạng chất béo, thể lỏng, được làm từ các loại dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu hạt cây gòn) và một số loại bơ thực vật;
  • Thức ăn làm sẵn;
  • Các loại thức ăn vặt như khoai tây chiên;
  • Kẹo dạng thanh.

Thông tin thêm về chất béo có lợi và chất béo có hại

  • Bé không có thể tạo ra các axit béo thiết yếu trong cơ thể, vì vậy hấp thụ chúng từ thức ăn chính là một phần của chế độ ăn uống cân bằng.
  • Một số sản phẩm từ động vật và thực phẩm chế biến, đặc biệt là thức ăn nhanh dạng chiên có chứa lượng chất béo bão hòa cao và có thể dẫn tới việc tăng nồng độ cholesterol trong máu.
  • Nếu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa chiếm hơn 10% năng lượng hàng ngày mà bé nạp vào, lượng cholesterol có hại trong máu của bé sẽ tăng lên. Điều này có thể dẫn đến tắc mạch máu và có thể gây ra bệnh tim.
  • Thay thế chất béo không bão hòa đơn bằng chất béo không bão hòa đơn và đa có thể cải thiện mức độ cholesterol trong máu.
  • Nếu ăn chay, bạn có thể cho bé ăn trứng và các loại thực phẩm khác có bổ sung omega-3 để nạp được đầy đủ axit béo cần thiết vào chế độ ăn uống.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!