Lượng cholesterol có hại (LDL-C) dư thừa tích tụ qua nhiều năm sẽ chuyển hóa thành những mảng xơ vữa xung quanh thành mạch làm hạn chế đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cơn đau thắt ngực hay nặng hơn là ở tim, hình thành cục máu đông bất ngờ ở động mạch làm máu không thể lưu thông có thể gây nhồi máu cơ tim và nguy cơ dẫn đến tử vong.
Để giảm nguy cơ mắc các bệnh như trên cần phải giảm thiểu lượng cholesterol có hại (LDL-C) tích tụ trong các mô mỡ và tăng lượng cholesterol có lợi (HDL-C).
Sau đây là những cách giúp quản lý lượng cholesterol trong cơ thể:
Ăn uống lành mạnh
Tuân thủ các chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể với các loại thực phẩm có lượng chất béo tốt cho sức khỏe: các hạt nguyên xơ như quả óc chó, đậu nành, hạnh nhân, yến mạch và các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như cá ngừ, cá hồi, cá mòi, đậu phụ, hay trái bơ là những thực phẩm có chứa omega 3, omega 6 là một loại chất béo có lợi cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, nên cắt giảm lượng đường và hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: các loại thức ăn nhanh được chế biến sẵn, xúc xích, thịt xông khói, bánh mì trắng, các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ... là một điều không kém phần quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
Không hút thuốc lá
Việc hút thuốc có khả năng làm giảm lượng cholesterol có lợi (HDL-C) cho cơ thể, không chỉ vậy nó còn gây ra nhiều tác hại khác gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe.
Tập thể dục thường xuyên
Tạo thói quen tập thể dục đều đặn giúp bạn có thể tiêu thụ lượng mỡ thừa, nâng cao sức đề kháng. Kiểm soát được cân nặng và đường huyết, duy trì lượng cholesterol ổn định, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…
Sử dụng thuốc
Đối với những người mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc dư thừa cholesterol xấu cần uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp với lối sống lành mạnh, kiểm soát và cân bằng lượng cholesterol để có thể giảm thiểu nguy cơ bệnh lý và giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Xét nghiệm nồng độ cholesterol trong máu
Các bác sĩ/chuyên gia về sức khỏe khi biết được sự tăng lượng cholessterol xấu (LDL-C) hoặc giảm của cholesterol tốt (HDL-C) có thể đưa ra những liệu trình điều trị hoặc các khuyến cáo về những thay đổi nếp sinh hoạt như ăn uống, chế độ tập luyện thể dục đều đặn… góp phần cân bằng lượng cholesterol tốt và hạn chế cơ thể tích tụ lượng cholesteron xấu.
Xét nghiệm cholesterol là gì?
Đối với những người có tiền sử gia đình có cholesterol cao, mắc các bệnh về tim mạch, thừa cân, béo phì, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá... Những yếu tố này đều có thể làm tăng nguy cơ phát triển cholesterol.
Xét nghiệm cholesterol được sử dụng độc lập hoặc là một phần của bộ xét nghiệm lipid giúp dự đoán nguy cơ phát triển các bệnh lý tim mạch hoặc đưa ra liệu trình điều trị khi mắc bệnh.
Bao gồm xét nghiệm HDL-C, LDL-C, cholesterol toàn phần. Nếu chỉ xét nghiệm riêng lượng cholesterol người bệnh không cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Tuy nhiên, xét nghiệm đầy đủ bộ hồ sơ lipid hoàn chỉnh người bệnh cần nhịn ăn trong vòng 9 - 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm và chú ý cần cung cấp thêm thông tin về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng có thể làm tăng hoặc giảm cholesterol cho bác sĩ để có thể cho ngừng thuốc hay không trước khi thử nghiệm.
Thể dục đều đặn giúp bạn có thể tiêu thụ lượng mỡ thừa, nâng cao sức đề kháng...
Các giá trị kết quả xét nghiệm cholesterol tham khảo được thực hiện để sàng lọc nguy cơ, kết quả chia làm 3 loại:
Nguy cơ thấp: cholesterol dưới 200mg/dL (5.18 mmol/L) được xem là ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Nguy cơ trung bình: cholesterol từ 200mg/dL đến 239mg/dL (5.18 mmol/L - 6.18 mmol/L) được xem là có yếu tố nguy cơ trung bình. Khi đó sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm cụ thể của HDL-C và LDL-C để biết được kết quả cao là do cholesterol tốt hay xấu mà có hướng chẩn đoán điều trị thích hợp.
Nguy cơ cao: cholesterol lớn hơn hoặc bằng 240mg/dL (6.22 mmol/L) được xem là có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Tương tự, bác sĩ sẽ cần cho làm xét nghiệm bộ lipid đầy đủ kèm theo các xét nghiệm liên quan để có hướng chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!