Chứng mất ngủ: 5 điều có thể bạn chưa biết

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Thật khó để bạn có thể đối mặt với chứng mất ngủ mà chẳng phải lo lắng và sợ hãi.

Chứng mất ngủ có liên quan mật thiết với nỗi lo âu, trầm cảm, đau cơ xơ, đau đầu, hen suyễn, đau tim, đột quỵ và nhiều bệnh lí khác. Song, không phải lúc nào cũng nhận thấy rõ rằng bạn hoặc ai đó đang phải sống chung với chứng mất ngủ.

Để làm sáng tỏ về trường hợp dễ hiểu lầm này, dưới đây là 5 điều rất quan trọng cần biết về việc sống chung với chứng mất ngủ.

Chứng mất ngủ: 5 điều có thể bạn chưa biết

Chứng mất ngủ có liên quan mật thiết với nỗi lo âu, trầm cảm...

1. Có hai loại mất ngủ

Mất ngủ có thể được phân thành 2 loại: cấp tính và mãn tính.

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF), mất ngủ cấp tính thường xảy ra do các sự kiện cuộc sống. Đó là loại không có khả năng đi vào giấc ngủ mà bạn có thể trải qua vào đêm trước buổi phỏng vấn việc hoặc sau khi hai vợ chồng cãi nhau. Thực tế, triệu chứng này có thể tái phát.

Mặt khác, chứng mất ngủ kinh niên được định nghĩa là giấc ngủ bị gián đoạn vào 3 hoặc nhiều đêm trong một tuần. Đây là loại mất ngủ liên quan đến một loạt nguy cơ sức khỏe và cần điều trị cải thiện.

2. Mỗi đêm có thể mất ngủ khác nhau

Theo đó, những dạng giấc ngủ bị gián đoạn của loại mất ngủ mãn tính không giống như các dạng khác. Nhưng việc thiết lập thói quen trước khi ngủ có thể giúp bạn hồi phục lại bình thường.

Các mẹo như dừng tập luyện và ngừng uống rượu ít nhất một vài giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ sâu.

Chứng mất ngủ: 5 điều có thể bạn chưa biết

Những dạng giấc ngủ bị gián đoạn thường khác nhau

3. Bạn bè và gia đình nghĩ rằng họ hiểu bạn

Bởi vì rất nhiều người có kinh nghiệm về chứng mất ngủ cấp tính, nên khi bạn chia sẻ về chứng mất ngủ mãn tính, họ lại nghĩ đó là chứng mất ngủ cấp tính. Việc không đồng cảm như vậy có thể khiến bạn cảm thấy bực bội.

4. Thuốc ngủ không phải là lựa chọn duy nhất

Hầu hết chuyên gia nhận thấy rằng thuốc ngủ là giải pháp ngắn hạn cho các rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, thậm chí không phải lúc nào cũng hiệu quả và an toàn. Đối với những rối loạn lâu dài, nhiều chuyên gia đề xuất liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ, hay còn được gọi là CBT-I.

Thay vì chỉ làm giảm các triệu chứng, CBT-I sẽ giải quyết các nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ bằng cách thay đổi hành vi giấc ngủ như: ra khỏi giường khi bạn thực sự không thể ngủ hoặc thức dậy vào cùng thời gian mỗi ngày. Ngoài ra, có thể  thay đổi quan niệm về việc khó ngủ như nói những lời tiêu cực về giấc ngủ hoặc nỗi sợ hãi liên quan đến giấc ngủ.

Chứng mất ngủ: 5 điều có thể bạn chưa biết

Thuốc ngủ là giải pháp ngắn hạn cho cácrối loạn giấc ngủ

5. Bạn có thể cảm thấy cô đơn nhưng thực sự không phải vậy

Bạn có thể cảm thấy bị cô lập nếu cứ nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ trong khi tất cả mọi người dường như đang ngon giấc.

Theo Viện Nghiên cứu các vấn đề Y học liên quan tới giấc ngủ tại Mỹ (Academy of Sleep Medicine), khoảng 30% người Mỹ trưởng thành có ít nhất một số triệu chứng mất ngủ. Khoảng 10% có chứng mất ngủ nghiêm trọng dẫn tới các vấn đề trong ngày. Nếu bạn không có thành viên nào trong gia đình đáng tin cậy để tâm sự, nhóm hỗ trợ chứng mất ngủ có thể chia sẻ với bạn trực tiếp hoặc trực tuyến.

Ảnh minh họa: Internet

Dương Thảo (huffingtonpost)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!