Những cách chữa các chứng rối loạn giấc ngủ để có giấc ngủ ngon

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/03/2024

Rối loạn giấc ngủ khiến bạn không thể tỉnh táo, sảng khoái để làm việc hiệu quả. Những cách sau sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Chứng rối loạn giấc ngủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, luôn có cảm giác buồn ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Mọi người luôn muốn cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái hay một giấc ngủ ngon. Hầu hết chúng ta sẽ có những lúc cảm thấy buồn ngủ. Nhưng đối với một số người, tình trạng buồn ngủ này thực sự gây ảnh hưởng nhiều đến công việc hằng ngày, việc chăm sóc con cái, và thậm chí là đến hoạt động giải trí trong đời sống của họ. Đó là chứng ngủ nhiều; chứng này khiến cho người ta liên tục muốn ngủ, ngay cả khi làm việc.

Trong một số trường hợp, các vấn đề về giấc ngủ có liên quan đến tình trạng sức khỏe mà bạn có thể ngăn ngừa được như bệnh béo phì. Giải quyết được các tình trạng sức khỏe này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các rối loạn giấc ngủ. Tiêu biểu trong trường hợp này, các chuyên gia cho rằng giảm cân là phương pháp giúp cho người béo phì thoát khỏi chứng khó thở khi ngủ.

Ngoài ra, thay đổi lối sống thường ngày là điều khá cần thiết nhằm giúp bạn ngăn ngừa chứng rối loạn giấc ngủ. Ví dụ, tập thể dục và giữ chế độ ăn kiêng lành mạnh giúp bạn ngăn ngừa vấn đề về giấc ngủ.

Để có chất lượng giấc ngủ tốt, bạn nên thực hành những thói quen ngủ tốt. Dưới đây là gợi ý cho bạn có giấc ngủ tốt hơn:

  • Bạn nên tập thói quen ngủ đúng giờ vào mỗi tối và thức dậy đúng giờ vào mỗi buổi sáng. Bạn hãy cố gắng không ngủ ngày vì điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào buổi tối;
  • Bạn nên hạn chế đồ uống chứa chất caffeine, nicotine và alcohol vào cuối ngày. Caffeine và nicotine là chất kích thích kéo dài sự tỉnh táo của bạn và khiến bạn mất ngủ. Chất alcohol gây ra việc thức đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn;
  • Bạn nên thường xuyên tập thể dục nhưng hãy cố gắng không tập thể dục gần thời gian đi ngủ vì nó kích thích cơ thể và khiến bạn khó ngủ. Các chuyên gia gợi ý bạn nên tập thể dục ít nhất ba đến bốn giờ trước giờ chuẩn bị đi ngủ;
  • Bạn không nên ăn nhiều vào cuối ngày;
  • Bạn hãy tạo cho phòng ngủ cảm giác thoải mái khi ngủ. Bạn nên giữ phòng thật tối, yên tĩnh, không quá ấm hay quá lạnh. Nếu bạn không thể khắc phục vấn đề về ánh sáng thì hãy thử che mắt khi đi ngủ. Nếu không gian xung quanh khi ngủ quá ồn ào, bạn có thể dùng tai nghe hoặc quạt để ngăn cản tiếng ồn ảnh hưởng tới bạn;
  • Thực hiện một thói quen giúp bạn thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, nghe nhạc, hay đi tắm cũng giúp giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn;
  • Bạn nên tránh dùng điện thoại, đọc sách điện tử hay những thứ chiếu sáng trước khi đi ngủ bởi việc này có thể khiến bạn khó ngủ hơn;
  • Bạn chỉ nên ngủ trên giường, vừa thoải mái lại không gây ra các vấn đề về cột sống;
  • Nếu bạn khó ngủ hoặc không cảm thấy buồn ngủ, hãy dậy đọc sách hoặc làm gì đó không gây khích thích thần kinh nhiều cho đến khi bạn buồn ngủ;
  • Nếu bạn khó ngủ vì đang lo lắng về một số thứ, hãy thử làm một danh sách việc cần làm trước khi đi ngủ. Điều đó có thể giúp bạn tránh tập trung vào các lo lắng đó qua đêm.

Giấc ngủ chất lượng chính là liều thuốc bổ cho cơ thể, đồng thời giúp tinh thần bạn sảng khoải hơn cho công việc mới. Vì vậy, hãy luôn giữ những thói quen tốt, lành mạnh để có những giấc ngủ thật chất lượng bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cách để hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh
  • Mất ngủ, nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên luôn cảm thấy mệt mỏi (P1)
  • Mất ngủ, nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên luôn cảm thấy mệt mỏi (P2)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!