Căn bệnh ca sĩ Như Quỳnh mắc 20 năm như thế nào?

Cần biết - 04/25/2024

Nữ ca sĩ Như Quỳnh từng chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình. Cô tiết lộ mình bị mất ngủ suốt 20 năm nay vì lịch trình diễn dày đặc, phải di chuyển nhiều nơi với những múi giờ khác nhau.

Căn bệnh ca sĩ Như Quỳnh mắc 20 năm như thế nào?

Ca sĩ Như Quỳnh cho biết chị bị mất ngủ 20 năm nay phải dùng thuốc.

Nữ ca sĩ Như Quỳnh từng chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình. Cô tiết lộ mình bị mất ngủ suốt 20 năm nay vì lịch trình diễn dày đặc, phải di chuyển nhiều nơi với những múi giờ khác nhau.

Mới đây, MC Trấn Thành tiết lộ nữ ca sĩ sinh năm 1970 đang gặp tình trạng mất ngủ và phải thường xuyên sử dụng thuốc hỗ trợ. Trấn Thành cũng cho biết, nữ ca sĩ Như Quỳnh phải uống thuốc ngủ quá nhiều 'nên giọng của chị thường có vấn đề. Và chị cũng thường bị căng thẳng, tuột can-xi nên bị giật động kinh”.

Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, bình thường thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4-11 tiếng). Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy...

Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 - 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.

Những người mất ngủ thường có biểu hiện khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần 30 phút).

Bác sĩ Dũng cho biết tác hại của mất ngủ từ mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/ học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc ...

Tỷ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thỏa mãn với giấc ngủ.30% bệnh mất ngủ có liên quan tới bệnh tâm thần.

Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có lẽ liên quan tới sự thay đổi hormone. Tuổi càng cao càng dễ mất ngủ.

Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng đủ làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết - một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.

Với những người bị mất ngủ thoáng qua, kéo dài khoảng 1 tuần thì chủ yếu do stress (34% nữ và 22% nam, Mỹ - 1999).

Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

Sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...

Thói quen của người ngủ cùng như ngáy.Ngoài ra, các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí ...

Còn với những người bị mất ngủ mãn tính từ 1 tháng trở lên, nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.

Người mất ngủ có thể mắc các bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản..

Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 - 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần).

Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện ( rượu và các chất dạng thuốc phiện), tâm thần phân liệt, bệnh sa sút trí tuệ.

Để điều trị mất ngủ, theo bác sĩ Dũng cần loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc...

Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!