Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Kiến Thức Y Học - 03/29/2024

Phần lớn khi đến tuổi phát triển trẻ đều phát triển ngôn ngữ bình thường, tuy nhiên vẫn có những trẻ lại không thể phát triển ngôn ngữ bình thường theo độ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng được này được gọi là sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Nhằm giải đáp những băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh, bài viết này Vicare sẽ trao đổi một số thông tin hữu ích về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Phần lớn khi đến tuổi phát triển trẻ đều phát triển ngôn ngữ bình thường, tuy nhiên vẫn có những trẻ lại không thể phát triển ngôn ngữ bình thường theo độ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng được này được gọi là sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Nhằm giải đáp những băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh, bài viết này Vicare sẽ trao đổi một số thông tin hữu ích về chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

1. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Một trong số đó có thể do trẻ mắc bệnh này bẩm sinh thường do cấu trúc thần kinh gây nên như: điếc, bại não, hội chứng down, trẻ bị sinh non hoặc sinh ngạt, người mẹ khi mang thai mắc bệnh hoặc có thể do tinh trùng không tốt do bố hút thuốc lá nhiều, nghiện rượu.... Triệu chứng này cũng xuất hiện ở những trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, hoặc do trẻ bị thiếu máu (do thiếu sắt, thiếu iốt).

Một nguyên nhân chính khác dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là do trẻ ít hoặc không được giao tiếp với gia đình, xã hội do bố mẹ bận công việc không có thời gian quan tâm đến con cái. Trẻ suốt ngày chỉ xem TV hoặc người chăm sóc trẻ thường bị căng thẳng, trầm cảm, không vui vẻ. Nguyên nhân làm cho trẻ bị thụ động, không có cơ hội được phát triển ngôn ngữ vì trẻ chỉ học từ ngữ thông qua một chiều.

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

 

2. Biểu hiện

Những biểu hiện của trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường không có biểu hiện rõ rệt. Do vậy cha mẹ cần phải chú ý đến những dấu hiệu, cử chỉ nhỏ của trẻ để phát hiện bệnh. Khi trẻ tỏ ra không lắng nghe khi cha mẹ hoặc ai đó nói chuyện với trẻ, trẻ có những biểu hiện không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe và không hiểu những câu nói phức tạp, trẻ không làm theo được những lời dạy bảo của cha mẹ.

Tóm lại, khi thấy khả năng nghe và nói của trẻ đều kém so với những trẻ khác cùng lứa thì chứng tỏ trẻ đã mắc chứng bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

3. Phân loại

Hiện tượngrối loạn ngôn ngữ ở trẻđược phân làm 2 loại: rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ và rối loạn về phát âm ở trẻ.

- Trẻ bị rối loạn phát âm như: chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nói sai ngữ pháp, cách nói của trẻ bất thường...

- Trẻ bị rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ như: khi trẻ không tỏ ra quan tâm tới những gì mọi người xung quanh nói, không hiểu được các câu dài....

Ngoài ra, còn có các rối loạn ngôn ngữ khác như trẻ thường nói một mình, phát âm vô nghĩa, nói lộn xộn... . Nguyên nhân có thể do trẻ bị khuyết tật về phát triển hoặc rối loạn tâm lý. Khi đó trẻ cần được phát hiện sớm và đưa đi khám chữa bệnh kịp thời.

Chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

 

4. Cách phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Để tránh hoặc hạn chế tối đa sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻthì cha mẹ và người thân trong gia đình hạn chế và tránh để trẻ tiếp xúc với tivi, máy tính, máy chơi game hay điện thoại khi trẻ ở độ tuổi từ 0 - 3 tuổi. Giai đoạn này, trẻ em bắt đầu xây dựng những cơ sở về khả năng ngôn ngữ của mình và bắt đầu học cách tiếp nhận những âm thanh xung quanh.

Cha mẹ cần thường xuyên cho trẻ em giao tiếp trực tiếp để giúp trẻ học và tiếp thư ngôn ngữ qua việc làm quen với các đồ vật, hành động hoặc cử chỉ liên quan đến các yêu cầu và ước muốn của trẻ. Dạy trẻ phát âm chuẩn ngôn ngữ khi trẻ bắt đầu bập bẹ nói. Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong gia đình phải luôn khuyến khích khả năng nói, hát của trẻ. Thường xuyên cho trẻ tham gia các trò chơi, tăng cường cho trẻ tiếp xúc với những hoạt động hấp dẫn.

Khi dạy trẻ tập nói, cha mẹ không nên gò ép trẻ phải có tiến bộ ngay mà phải tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi học. Để tránh chứngrối loạn ngôn ngữ ở trẻ, cha mẹ và người thân phải luôn khuyến khích, động viên trẻ hòa nhập với mọi người, vui chơi với bạn bè để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!