Chuyên gia cảnh báo trẻ em cũng có thể mắc bệnh đại tràng

Nuôi dạy con - 03/28/2024

TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam cho biết trên thực tiễn lâm sàng có những trẻ em 3 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi mắc bệnh đại tràng do bệnh đại tràng chưa được quan tâm từ khi trẻ mới sinh ra.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đại tràng

Theo thống kê, tại Việt Nam tỷ lệ người mắc bệnh viêm đại tràng khá cao. Cứ 3 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng và đây là căn bệnh liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống.

Bệnh lý đại tràng khá rộng, viêm đại tràng chỉ là một phần của bệnh lý, viêm đại tràng là một tổn thương viêm nhiễm của đại tràng ở các mức độ khác nhau từ niêm mạc đến toàn bộ. 

Nguyên nhân của viêm đại tràng có thể do vi khuẩn, virus, nấm, thường gặp là cơ chế tự miễn hoặc stress cũng có thể dẫn tới mắc bệnh đại tràng. Chúng ta cần để ý là những tổn thương thực thể của đại tràng là các vấn đề ác tính như: polyp, loét, vật thể... là vấn đề ung thư đại tràng.

Chuyên gia cảnh báo trẻ em cũng có thể mắc bệnh đại tràng

TS.BS Lê Mạnh Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Đại trực tràng học Việt Nam

Theo TS.BS Lê Mạnh Cường lứa tuổi thường gặp từ 30 trở lên, tuổi nhiều nhất là từ 45-65 và nam nữ có tỉ lệ mắc bệnh như nhau. Có trường hợp 30 tuổi bị bệnh đại tràng nhưng thực ra đã bị mắc từ lúc bé mà không biết, có người chỉ bị 1-2 lần ngộ độc thức ăn (thức ăn nhiễm khuẩn), vẫn nghĩ chỉ là bị ngộ độc thông thường nhưng thực chất là ăn phải loại thức ăn bị nhiễm khuẩn, độc tố nào đó. Chúng ta cần phải rất quan tâm an toàn vệ sinh thực phẩm và vấn đề đại tràng từ khi trẻ mới sinh ra.

Khi nào thì cần khám định kỳ đại tràng

Theo TS. Cường, trước đây trên thế giới khuyên trên 50 tuổi thì nên soi toàn bộ khung đại tràng 1 lần. Hiện nay với hệ thống máy soi ống mềm, soi gây mê nên khuyến cáo bắt đầu tầm soát ở 40 tuổi và soi khung đại tràng ít nhất 1 lần kiểm tra các bất thường , có polyp không, và có phải polyp đại tràng hay vấn đề viêm mạn tính.

Viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện còn polyp không biểu hiện (giai đoạn sớm) nên bệnh nhân thường không biết. Polyp hay tổn thương bất thường khác thường không có triệu chứng, khi xuất hiện triệu chứng thường ở giai đoạn ung thư hóa và 70% phát hiện ung thư là ở giai đoạn muộn.

TS. Cường nhấn mạnh cần soi hợp lý chứ không nhất thiết phải cứ 3 tháng soi một lần và có 2 loại soi đại tràng: soi toàn bộ khung đại tràng dài 1,5m và đại tràng xích ma 40-50cm. Bệnh lý ác tính hay nằm ở xích ma nhiều hơn. Nếu soi khung đại tràng phức tạp hơn và soi thường thì bệnh nhân có cảm giác khó chịu một chút, tuy nhiên bệnh nhân có thể lựa chọn gây mê để soi.

Chuyên gia cảnh báo trẻ em cũng có thể mắc bệnh đại tràngNgười bệnh đại tràng không được tự ý dùng kháng sinh

Bệnh đại tràng cần được thăm khám sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi, các nguyên nhân cụ thể như vi khuẩn, virus thì có thể điều trị được còn thể miễn dịch phụ thuộc vào chế độ ăn, cơ địa, nếu ở giai đoạn cấp thì điều trị, khi bệnh tái phát thì tiếp tục điều trị. Thể miễn dịch thì điều trị thường gặp khó khăn nhưng không phải không khỏi và tỷ lệ miễn dịch thì không phải là cao.

TS. Cường khuyến cáo người bệnh đại tràng không được tự ý dùng kháng sinh vì sau này sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị. Nếu cơ chế miễn dịch mà dùng thuốc kháng sinh thì sẽ diệt vi khuẩn có lợi và việc tự sử dụng thuốc tại nhà sau một thời gian đến gặp bác sĩ thì chuyển sang giai đoạn không đáp ứng và đây là vấn đề rất đáng sợ khi gặp trên lâm sàng.

Viêm đại tràng - bệnh liên quan đến chế độ ăn uống

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: Bệnh viêm đại tràng liên quan rất nhiều đến chế độ ăn. Khi chúng ta ăn các bữa ăn cân đối, nhất là các bữa ăn gia đình thì giảm nguy cơ mắc bệnh đại tràng hay nếu có bị rồi thì chúng ta dần hồi phục tốt hơn và cần hạn chế bữa ăn đường phố mà hướng đến bữa ăn gia đình. Cần cân đối đủ 4 nhóm thực phẩm.

Các bữa ăn truyền thống của người Việt Nam đủ chất dinh dưỡng nhưng hiện nay giới trẻ nghiêng về bữa ăn bên ngoài nhiều chất đạm và chất béo nhiều hơn và thiếu rau xanh, quả chín, điều này ảnh hưởng đến bệnh đại tràng rất nhiều. Vấn đề thực phẩm không an toàn dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nhiều đợt kế tiếp sẽ dẫn đến viêm đại tràng. Hoặc do vi rút gây ra hoặc ăn phải rau sống, uống nước không đảm bảo sẽ mắc lỵ amip cũng có thể dẫn đến viêm đại tràng.

Ngoài ra, việc uống rượu bia nhiều sẽ làm mất cân bằng đường ruột và tiêu diệt vi khuẩn có ích. Chế độ ăn của trẻ không cân bằng, trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ nướng, đồ rán, ít ăn rau cũng dẫn đến viêm đại tràng. Khi đó, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, dẫn đến thiếu vi chất vì vậy những người gầy thường bị bệnh viêm đại tràng, da xanh.

Chuyên gia cảnh báo trẻ em cũng có thể mắc bệnh đại tràng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm

Khi đã viêm đại tràng cần có chế độ ăn giúp đại tràng đỡ bị tổn thường. Cần ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhóm tuổi, theo giới, theo mức lao động… Chế độ ăn khoảng 30-35 Kcal/ kg cân nặng, chất đạm cần 1-1,2 gam/ ngày. Cần tránh thực phẩm cứng, rau sống, củ sống làm tổn thương đại tràng, chọn thịt cá ăn đủ nhu cầu chế biến hấp, kho tránh nướng.

Cần chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều dẫn đến kích thích đau bụng. Cần hạn chế rượu bia, cà phê, trà đặc... để tránh tổn thương đại tràng, về chế độ ăn, dinh dưỡng với người bị viêm đại tràng cấp và mạn tính thì cơ bản giống nhau, cần chế biến phù hợp với tình trạng bệnh nhân.

Chế biến thực phẩm dạng lỏng, mềm, .. trường hợp cấp tiêu chảy có thể ăn cháo nấu với cà rốt nhưng nếu viêm đại tràng dạng táo bón thì cần chọn thực phẩm rau xanh, khoai lang, thanh long,…để giảm tình trạng táo bón có thể sử dụng các loại sữa chua lợi khuẩn..

PGS Lâm cũng nhấn mạnh việc người bệnh cần yên tâm, ngoài việc tuân thủ chỉ định tái khám của y bác sĩ thì cần có chế độ ăn giảm gánh nặng đại tràng, dần dần bệnh cải thiện. Bổ sung thêm, sắt, kẽm giúp cho niêm mạc lành nhanh hơn. Sinh hoạt điều độ, ăn uống điều đó sẽ làm cho bệnh đỡ tái phát và nặng hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!