Có thai 14 tuần bị cúm có sao không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Cảm cúm khi mang thai tuần thứ 14 khiến nhiều mẹ bầu hoang mang, lo lắng. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ suy yếu do phải chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén nên rất dễ mắc bệnh. Vậy, khi bị cảm cúm trong giai đoạn này, mẹ bầu nên làm gì?

Cảm cúm khi mang thai tuần thứ 14 khiến nhiều mẹ bầu hoang mang, lo lắng. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể mẹ suy yếu do phải chịu nhiều áp lực hơn trong thời kỳ thai nghén nên rất dễ mắc bệnh. Vậy, khi bị cảm cúm trong giai đoạn này, mẹ bầu nên làm gì?

Biểu hiện cảm cúm ở mẹ bầu

Cảm cúm thông thường là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết như mưa, nắng thất thường, khí hậu nóng ẩm đột ngột,... hoặc do cơ thể mẹ không khỏe nên dị ứng với một vài tác nhân bên ngoài như uống nước đá lạnh, lao động quá sức,...

Cúm là hiện tượng giống cảm thông thường nhưng thường là do vi khuẩn lây từ người bệnh sang người thường theo đường tiếp xúc hàng ngày. Khi lây sang thai phụ, vi khuẩn cúm có thể tấn công sâu vào thai nhi gây những biến chứng nguy hiểm. Ngoài những biểu hiện giống như bệnh cúm thông thường, các mẹ còn cảm thấy đau nhức toàn thân, các cơ bắp rất mỏi mệt, nặng nề, nôn ói, choáng váng,...

Có thai 14 tuần bị cúm có sao không?

Mang thai tuần thứ 14 bị cảm cúm như thế nào thì ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu mẹ bầu có các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh... thì đó là dấu hiệu của bệnh cảm thông thường hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Vì vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nếu mẹ bầu bị sốt cao kèm theo các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt thì cần phải thận trọng vì virus cúm có ảnh hưởng trực tiếp đến các mẹ, làm cho nhiệt độ cơ thể thai phụ tăng lên nhanh chóng gây sốt, sổ mũi, rát họng..., đặc biệt chúng còn làm rối loạn sự trao đổi chất sinh ra độc tố, có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.

Nguy hiểm hơn, các loại virus này có thể thông qua nhau thai, xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não và dị dạng đầu nhỏ. Sốt cao và độc tố còn kích thích tử cung thai phụ co bóp, gây hiện tượng sảy thai (xảy ra trước tuần 20) hoặc sinh non (xảy ra trước tuần 37). Những em bé bị sinh non khi mẹ mắc cúm thường khó bảo toàn được tính mạng.

Mẹ nên làm gì khi mang thai tuần thứ 14 bị cảm cúm?

Nếu đó chỉ là bệnh cảm thông thường thì mẹ bầu nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục và thực hiện những cách sau đây:

- Uống đủ nước để ngăn chặn mất nước khi bị sốt. Mẹ cũng có thể uống nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C để hồi phục sức khỏe, tăng miễn dịch như nước cam, chanh,...

- Nếu cảm thấy không khỏe, các mẹ cứ nằm trên giường và đừng vội đi lại. Mẹ cũng đừng để cơ thể quá nóng và ra nhiều mồ hôi.

- Khi bà bầu bị cảm, nhiều người sẽ không muốn ăn, nhưng lúc này, các mẹ nên cố ăn cái gì đó bổ dưỡng như quả tươi, cháo ấm, sữa ấm để giúp mẹ mau hồi phục.

- Các mẹ cũng có thể dùng paracetamol để hạ sốt và làm dịu các cơn đau nhức. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này để bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, bà bầu nên “kết thân” với tỏi. Tỏi được mệnh danh là “khắc tinh” của các loại cúm bởi trong tỏi chứa thành phần kháng sinh Allicinin, giàu Glucogen, Fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh. Chị em có thể giã tỏi nhỏ ra rồi ngửi hoặc uống ngay với nước sẽ có tác dụng giảm cảm cúm nhanh chóng. Nếu không quen mẹ bầu có thể ăn tỏi ngâm giấm hay dùng tỏi để chế biến các món ăn hàng ngày.

Có thai 14 tuần bị cúm có sao không?

Khi nào mẹ bầu nên đi khám?

Nếu sau 3 – 4 ngày những triệu chứng cảm cúm không giảm khi mẹ đã thực hiện các biện pháp trên và kèm theo một số triệu chứng như nôn ói, sốt cao, choáng váng,...thì lúc này mẹ nên đi khám bác sĩ. Do hệ miễn dịch kém đi khi mang thai nên cảm thông thường cũng có thể gây biến chứng nặng.

Tuy nhiên, khi các mẹ mang thai tuần thứ 14 bị cúm cũng không nên quá lo lắng, bởi mang thai tuần thứ 14, bà bầu đã vượt qua 3 tháng đầu và bây giờ là giai đoạn hình thành nên tổ chức cố định của thai, những tai biến sản khoa ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn những giai đoạn khác. Nhưng mẹ cũng không nên chủ quan mà vẫn nên duy trì lịch khám thai định kỳ để kiểm soát sức khỏe của bản thân cũng như kịp thời phát hiện những bất thường ở thai nhi.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Có thai 14 tuần bị cúm có sao không?

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Giá gói xét nghiệm:

  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
  • Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.

Cách tính tổng giá xét nghiệm:

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai
  • Cách điều trị cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!