8 tháng tuổi là gia đoạn mà trẻ lúc nào cũng rất dễ thương, từ bàn tay tí xíu biết cầm nắm các đồ vật, đến cách trẻ ê a tập nói, tập đi… đến nỗi bạn sẽ suy nghĩ về việc sinh thêm một ‘nhóc con’ nữa. Mỗi ngày đều rất tốt đẹp, thậm chí có nhiều bà mẹ cảm giác buồn khi thấy trẻ lớn nhanh như thổi. Vậy hãy tận hưởng khoảng thời gian đẹp đẽ này.
Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ luôn vui vẻ, và tràn đầy năng lượng để chăm sóc trẻ và gia đình thân yêu của mình:
Dành thời gian cho cuộc sống vợ chồng: Nhiều bạn nói rằng, khi sự mới lạ của cuộc sống với con trẻ qua đi, họ nhận thấy mình xa rời bạn đời và mất đi sự gần gũi từng có trước đây. Có con là sự kiện đảo lộn cả cuộc sống lứa đôi. Vì gánh nặng thường rơi vào một người, nên bạn dễ dàng cảm thấy bị xa lạ, lạc lõng, hãy:
Thừa nhận cảm giác này trước hết với chính mình và sau đó với người bạn đời để là bước đầu tiên để khắc phục mối quan hệ giữa 2 vợ chồng. Hãy cho người bạn đời của mình biết là bạn nhớ anh ấy vô cùng. Nếu bạn cảm thấy như vậy, chắc chắn một nửa của bạn cũng vậy và thấy nhẹ nhõm khi bạn chủ động nói lên điều đó.
Lên kế hoạch cụ thểđể có thể dành nhiều thời gian hơn cho nhau. Nên tìm việc mà cả hai bạn yêu thích để làm cùng nhau và lên kế hoạch ưu tiên làm trước. Sắp xếp thời gian dành cho nhau dù là một tối hẹn hò trong tuần hay một dịp đặc biệt nào đó. Khi cuộc chuyện trò bắt đầu liên quan quá nhiều đến trẻ hoặc những gì bạn phải làm ở nhà, cả bạn và chồng nên có những ám hiệu hạn chế, để có thể tận hưởng tối đa không gian riêng tư.
Xem lại cách phân chia công việcchăm sóc trẻ và việc nhà. Không chỉ làm giảm khối lượng công việc của bạn mà còn tạo ra nhiều thời gian để hai người cùng làm việc, như thế sẽ vui vẻ hơn. Bạn cũng thấy cả hai chia sẻ với nhau nhiều hơn.
Tranh thủ nghỉ ngơi: Vòng lẩn quẩn những công việc hằng ngày có thể khiến bạn mệt mỏi. Thời điểm này, bạn sẽ bận rộn với thử thách mới là nấu các thức ăn đặc và lau chùi ghế ăn cho trẻ. Khi trẻ ngủ, bạn hãy tranh thủ nghỉ ngơi một chút. Dành thời gian này cho riêng bạn. Không nên bỏ bê bản thân, vì nếu bỏ bê bản thân lâu ngày, bạn có thể bị ức chế và trở nên nóng nảy. Cố gắng tự chăm sóc và quý trọng bản thân mình.
Hãy chia sẻ sự yêu thương dành cho trẻ: Bạn sẽ thấy đây là lúc mình như dính liền với trẻ. Không còn lúc nào để dành riêng cho bản thân. Nếu bạn là người luôn đánh giá cao sự tự do, vậy thì đây sẽ là khoảng thời gian thử thách cho bạn. Bạn nên chia sẻ với chồng về cảm giác của bạn hoặc tâm sự với những người mẹ khác để có người hiểu bạn hơn. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn thêm về cảm xúc giai đoạn này và làm sao để làm tốt mọi việc.
Chăm sóc giấc ngủ của bạn:Thời gian này, tuy trẻ hay thức dậy trong đêm nhưng vẫn sẽ ngủ những giấc dài hơn so với trước đây, nên bạn cũng ngủ được nhiều hơn. Tuy nhiên, trẻ rất nhạy cảm với sự hiện diện của bạn trong phòng. Bạn có thể sắp xếp nôi của trẻ sao cho trẻ không nhìn thấy được bạn.
Nếu bạn không ngủ được thì bạn hãy xem lại cách bố trí phòng ngủ của mình, hãy dọn cho gọn gàng, cất bớt đồ vào những phòng khác. Tạo không khí thoải mái cho phòng ngủ của mình.
Không nên áy náy:Hầu hết mối quan tâm của bạn lúc này đều dành cho trẻ. Bạn chẳng nhớ đến ai, quan tâm ai trừ trẻ. Bạn không cần áy náy vì điều đó bởi mọi người sẽ hiểu và thông cảm cho bạn.
Không nên cố quá sức:Nếu thấy quá sức, bạn có thể cho trẻ tự chơi một lúc trong tầm quan sát và bạn có thể nghỉ ngơi đôi chút. Hít thở sâu hoặc đếm đến mười trước khi giải quyết bất cứ việc gì liên quan đến trẻ. Đừng đợi đến khi quá kiệt sức mới nghỉ ngơi hay nhờ người giúp đỡ, hãy chia sẻ việc chăm sóc trẻ với chồng để cả hai cùng có thời gian gần trẻ và nghỉ ngơi cân bằng.
Với những gợi ý trên, hy vọng bạn sẽ có những thời gian vui vẻ và hạnh phúc bên ‘các tình yêu’ của mình.
Nguồn ảnh: Internet
Thùy Chi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!