Cuộc sống ảo khiến cho giới trẻ ích kỷ, lệch lạc và hung hãn
Mạng Internet khiến nhiều người trở nên sống ảo, từ suy nghĩ,cảm nhận và hành vi ứng xử. Nó không chỉ làm lãng phí thời gian, tiền bạc mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, làm thay đổi tâm sinh lý, thậm chí nảy sinh ý định tự tử.
Đôi khi chỉ vì những lý do đơn giản như cãi nhau với người yêu, điểm kém, cha mẹ phàn nàn cũng khiến nhiều người trẻ tuổi chán nản tìm đến cách giải quyết tiêu cực.
Xa cách bố mẹ - Cô đơn trong gia đình mình
Có nhiều yếu tố làm giảm đi mức độ thân thiết về mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Áp lực công việc, học tập, tác động của yếu tố môi trường xã hội, sự thay đổi tâm lý từng giai đoạn khiến sự gắn bó giữa các thành viên gia đình không còn bền chặt.
Các thiết bị công nghệ số làm giới trẻ hiểu biết nhiều hơn, tính hướng ngoại cao hơn nhưng đồng thời cũng tạo nhiều khoảng trống trong trong tâm hồn. Thiếu đi điểm tựa, không còn thói quen chia sẻ với người thân trong gia đình khiến người trẻ trở nên vướng mắc trong các vấn đề phức tạp. Vì thế, các xử lý bồng bột, dại dột là điều thường thấy ở trẻ.
Mạng Internet làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống hiện đại (Ảnh minh họa: Internet)
Khi vướng mắc không được chia sẻ, giải quyết thỏa đáng, trẻ dễ mắc bệnh trầm cảm. Rạch tay, bạo lực học đường, vi phạm pháp luật ở giới trẻ ngày càng tăng cao. Đó là biểu hiện của sự cô đơn và nguy cơ dẫn đến hành vi tự tử là không hề ít.
Thế nhưng, rất nhiều bố mẹ lại không hề biết trẻ có thể bị trầm cảm hay buồn chán. Từ đó tạo ra những khoảng trống trong suy nghĩ của trẻ, đến khi hậu quả đáng tiếc xảy ra thì người lớn nhìn lại vấn đề cũng đã quá muộn.
Nghiện game bạo lực
Không chỉ sống ảo trên mạng xã hội, giới trẻ ngày nay còn chìm đắm vào nhiều trò chơi giải trí trên mạng. Bên cạnh những trò chơi lành mạnh thì những trò bạo lực cũng không ngừng gia tăng. Người chơi nhập vai nhân vật trong game thực hiện các hành động đánh, chém, bắn, giết người, giết càng nhiều thì điểm càng cao.
Sức hấp dẫn vô hình của những trò chơi này khiến không ít thanh niên quên ăn, quên ngủ vì game. Cứ vậy, những hình ảnh chém giết trên game ngày càng ăn sâu vào suy nghĩ của giới trẻ và muốn hành động như vậy trong thế giới thực.
Tham gia hội/nhóm 'chán đời'
Trên mạng xã hội hiện nay đầy rẫy những hội/nhóm 'chán đời', 'không muốn sống' với những dòng tâm sự về cuộc sống như địa ngục. Những đứa trẻ có chung cảm xúc chán ghét cuộc sống, gia đình sẽ rủ rê nhau thành hội, thành nhóm. Vào hội, ý chí chán sống bất cần đời của những người trẻ chán sống được dịp bộc lộ. Khi quyết định kết liễu cuộc đời, những kẻ chán sống kêu gọi 'đồng đảng' khác cùng tham gia. Chúng được tuyên truyền những kỹ năng tự kết liễu cuộc đời mình một cách nhanh gọn nhất.
Các thiết bị công nghệ số tạo nên những khoảng trống trong gia đình (Ảnh minh họa: Internet)
Bắt chước thần tượng
Không phải lối sống của ngôi sao nào cũng lành mạnh, không phải bất cứ thần tượng nào cũng là hình mẫu lý tưởng. Chính điều này đã gây ra sự lệch lạc về lối sống của một bộ phận giới trẻ và khiến xã hội phải giật mình bởi những hệ lụy nghiêm trọng xảy ra gần đây. Lối sống thần tượng khiến nhiều bạn trẻ bỗng dưng tách biệt với bạn bè, gia đình,với cuộc sống xung quanh và gây xung đột với bố mẹ, thậm chí còn muốn tự tử theo thần tượng.
Cẩm nang dạy tự tử
Những website chứa giáo trình dạy tự sát đang ngày càng lan truyền rộng rãi trong đời sống của giới trẻ. Chính vì thế khi gặp chuyện buồn chán, thay vì cần dũng cảm đối mặt và tìm cách giải quyết, không ít bạn trẻ đã chọ phương án tiêu cực nhất. Một người đang có những tâm sự buồn, chán đời mà còn lạc vào thế giới của những trang mạng tràn ngập các cách quyên sinh với vô số lời kêu gọi ruồng bỏ cuộc sống để đến miền cực lạc thì quả là tai họa.
>> Đón đọc Kỳ 8: Áp lực học tập: Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tự tử
>> Kỳ 1:Tự tử học đường: Vì đâu nên nỗi?
>> Kỳ 2:Giật mình những con số báo động về tự tử học đường
>> Kỳ 3:Tự tử học đường: Đâu chỉ có học sinh
>> Kỳ 4:Những đối tượng dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực
>> Kỳ 5: Tự tử học đường: Đằng sau những lá thư tuyệt mệnh
Xem thêm chuyên đề: Tự tử học đường
Ảnh minh họa: Internet
Vân Doãn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!