>> Kỳ 1: Tự tử học đường: Vì đâu nên nỗi?
>> Kỳ 2:Giật mình những con số báo động về tự tử học đường
Tại những quốc gia phát triển
Mỹ:Giáo viên là một trong 10 nghề chịu nhiều áp lực nhất. Đặc biệt, đối với những giáo viên trường công lập, họ phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến thiếu tôn trọng của học sinh, thậm chí là từ phụ huynh và cả dư luận xã hội. Trong khi đó, tiền lương không phải là nhiều so với các nghề khác.
Anh:Số lượng giáo viên tự tử mỗi năm lại tăng gấp đôi. Các nhà giáo dục nói rằng họ đang thất bại trong việc đối phó với những áp lực từ công việc. Theo số liệu của văn phòng thống kê quốc gia, 63 giáo viên tiểu học và trung học tự tử trong năm 2009, tăng vọt lên 80% so với 35 trường hợp trong năm 2008.
Nhật Bản:Đây là một trong những nước đứng đầu về con số tử vong do áp lực nghề nghiệp. Mỗi năm, tại đất nước mà quan điểm làm việc vô cùng nghiêm khắc và đội ngũ nhân công chăm chỉ nhất thế giới này có hơn 3.000 người tự tử, gấp 4 lần so với số người tử vong do tai nạn giao thông.
Nhiều giáo viên phải chịu quá nhiều áp lực khi đứng trên bục giảng
Những con số báo động về nghề giáo
35.000:Là số giáo viên Việt Nam đang trong tình trạng thất nghiệp hiện nay. Điều này đã chỉ ra một thực trạng là việc đào tạo nguồn giáo viên đang có vấn đề. Trong khi nhu cầu về đào tạo học sinh ngày càng tăng nhưng số lượng giáo viên có chất lượng đáp ứng dược yêu cầu lại không đủ. Điều này cũng tạo nhiều áp lực lên ngành giáo dục.
50%:Bên cạnh đó, tỷ lệ giáo viên không còn muốn làm nghề ở cấp tiểu học là 40,9%, cấp THCS là 59% và THPT là 52,4%. Ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học nữa. Một số còn cảm thấy hối hận với lựa chọn nghề giáo của mình.
Thời lượng dành cho công việc quá nhiều trong khi mức lương lại thấp
Theo một cuộc điều tra trên 526 giáo viên phổ thông ở 27 trường thuộc 5 tỉnh, thời lượng lao động của giáo viên phục vụ cho giáo dục là rất kinh khủng. Đối với cấp tiểu học, số giờ làm việc trong một tuần cao hơn khoảng 1,5 lần so với quy định của Nhà nước, cấp trung học cơ sở là gấp 1,7 lần và trung học phổ thông là 1,8 lần.
Giáo viên là một trong những nghề có xu hướng tự tử cao
Nghiên cứu của bang Victoria (Australia) chỉ ra rằng, nghề nghiệp chính là nguyên nhân chủ yếu của 109 trường hợp tự tử tại đây. Chủ trại, nữ y tá, nữ bác sĩ, giáo viên và cảnh sát là những người có xu hướng tự tử cao. Trong những trường hợp tự tử được điều tra, nhân viên kỹ thuật trong ngành thương mại là nghề có tỷ lệ tự tử cao nhất là 19%, các thợ nghề, bác sĩ và giáo viên chiếm 14%.
Trên thế giới, nhiều trường hợp tự tử đau lòng đã xảy ra: Pamela Relf - giáo viên 43 tuổi - đã lâm vào tình trạng bế tắc sau khi bị khiển trách về việc giảng dạy chậm chương trình. Cô lựa chọn cách tự vẫn để thoát khỏi những căng thẳng trong công việc.
Bế tắc, không lối thoát, họ thường có suy nghĩ tìm đến cái chết
Một trường hợp khác là của Caroline Bailey một giáo viên nghiên cứu tôn giáo cao cấp tại Greater Manchester. Cô đã treo cổ sau khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chịu đựng những cơn hoảng loạn tại nơi làm việc vì bị đồng nghiệp bắt nạt.
Tại Việt Nam cũng xảy ra những trường hợp giáo viên treo cổ hay uống thuốc trừ sâu để tự tử vì áp lực công việc hoặc do bị đối xử bất công tại trường học. Cụ thể là trường hợp cô giáo tại trường tiểu học huyện Củ Chi đã uống thuốc sâu để tự tử ngay tại phòng hiệu trưởng do quá bức xúc vấn đề thuyên chuyển vị trí công tác. Hay trường hợp giáo viên mầm non tại Nghệ An treo cổ tự tử ngay tại trường học do bị nghi oan lấy cắp tiền của đồng nghiệp.
Tình trạng tự tử nói chung và tự tử học đường nói riêng đang ngày càng phổ biến.
>> Kỳ 4: Những đối tượng dễ nảy sinh ý định tiêu cực
Xem thêm: Chuyên đề Tự tử học đường
Ảnh minh họa: Internet
Vân Doãn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!