Dấu hiệu nào cho biết bạn đã mắc bệnh sỏi thận?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm khi kích thước viên sỏi còn nhỏ thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến hiện nay. Nếu bạn phát hiện bệnh sớm khi kích thước viên sỏi còn nhỏ thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Sỏi thận là bệnh lý gây cảm giác đau đớn và khó chịu do hạt sỏi phát triển ở một hoặc cả hai thận. Chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa sỏi thận bằng lối sống và chế độ ăn uống hợp lý.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi

Sỏi thận hình thành khi nước tiểu tích tụ nhiều tinh thể như canxi, oxalat và axid uric khiến chất lỏng trong nước tiểu không thể hòa tan được. Các tinh thể sẽ kết tinh và đọng lại ở thận, từ đó tạo thành các viên sỏi thận. Tùy theo vị trí, thời gian hay độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

Các loại sỏi thận

Xác định được loại sỏi thận sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Các loại sỏi thận bao gồm:

  • Sỏi canxi: sỏi canxi là loại sỏi dạng oxalate canxi. Đây là loại phổ biến nhất trong các loại sỏi thận. Oxalate là chất có trong thực phẩm như trái cây, rau củ (cần tây, bí, ớt, cà tím, măng tây, rau diếp, nho, mận, trà) và do gan tiết ra bên trong cơ thể. Nếu nồng độ oxalate vượt mức kiểm soát, nước tiểu sẽ bị bão hòa dẫn đến hình thành sỏi trong thận;
  • Sỏi struvite: sỏi struvite hình thành do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn lâu dài. Vi khuẩn gây trở ngại cho quá trình hòa tan struvit dẫn đến hình thành sỏi. Thông thường sỏi struvite sẽ đi kèm với tình trạng tắc nghẽn hay nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Sỏi axit uric: người không uống đủ nước bị mất nước nhiều, người ăn nhiều chất đạm và bệnh nhân gout có nguy cơ hình thành sỏi axit uric trong thận. Một số yếu tố di truyền cũng tăng nguy cơ hình thành sỏi axit uric.
  • Sỏi cystine: loại sỏi này hình thành hình thành do chất cystine bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan nên dễ đọng thành sỏi. Trong các loại sỏi thì sỏi cystine có tính di truyền rõ rệt nhất nên những người với tiền sử gia đình có người mắc loại sỏi thận này sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh sỏi thận tương tự.

Triệu chứng

Sỏi thận không lộ rõ triệu chứng cho đến khi các viên sỏi di chuyển trong thận hoặc lọt vào niệu quản – ống nối thận và bàng quang. Khi đó cơ thể bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau nặng ở hông và khu vực lưng dưới xương sườn;
  • Cơn đau lan đến vùng bụng dưới và vùng háng;
  • Đau theo từng cơn;
  • Đau buốt khi đi tiểu;
  • Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu;
  • Nước tiểu có mùi hôi;
  • Cam giác buồn nôn và ói mửa;
  • Mắc tiểu liên tục;
  • Sốt và ớn lạnh nếu bị nhiễm trùng;
  • Són tiểu.

Sỏi thận có thể gây đau đớn ở nhiều vị trí khác nhau, nhất là khi sỏi di chuyển qua đường tiết niệu sẽ gây cảm giác đau đớn dữ dội.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ ?

Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu:

  • Đau nặng đến nỗi không thể ngồi hay di chuyển;
  • Đau kèm theo buồn nôn, nôn mửa;
  • Đau kèm sốt và ớn lạnh;
  • Tiểu ra máu;
  • Bí tiểu.

Điều trị sỏi thận như thế nào?

Sỏi kích thước nhỏ

Hầu hết các sỏi nhỏ sẽ không cần điều trị bằng phẫu thuật. Bạn có thể chữa trị bằng cách:

  • Uống nước: uống khoảng 2 đến 3 lít nước mỗi ngày có thể giúp giải phóng hệ thống tiết niệu, và giữ màu nước tiểu ở trạng thái bình thường (vàng nhạt hoặc trong suốt);
  • Dùng thuốc giảm đau: để giảm cơn đau, bác sĩ khuyên bạn nên dùng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil, Motrin IB), acetaminophen (Tylenol) hoặc naproxen sodium (Aleve);
  • Dùng thuốc uống tan sỏi: trường hợp sỏi không tự bài tiết ra ngoài qua đường nước tiểu thì bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc ức chế alpha, làm giãn cơ ở niệu quản giúp đẩy sỏi ra ngoài dễ dàng hơn. Thuốc này chỉ có thể có tác dụng đối với sỏi nhỏ. Đối với sỏi lớn hơn , bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Sỏi kích thước lớn

Các viên sỏi lớn có thể được tán nát bằng công nghệ y khoa khiến chúng bể thành những mảnh nhỏ để theo hệ thống bài tiết ra ngoài.

Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (SWL)

Thủ pháp này dùng sóng âm để phá vỡ sỏi lớn, khiến chúng dễ dàng bị đẩy ra ngoài.Vì phương pháp gây đau nên bệnh nhân sẽ được gây mê trong thời gian 45-60 phút trong quá trình tán sỏi.

ESWL là cách điều trị hiệu quả nhưng có thể để lại vết thâm và gây đau đớn khi các mảnh sỏi nhỏ thoát ra. Điều trị bằng biện pháp này có thể bạn sẽ thấy xuất hiện những dấu hiệu như: xuất hiện máu trong nước tiểu, thâm tím ở lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu vì các mảnh đá trong nước tiểu.

Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da

Với các viên sỏi lớn không thể phá vỡ bằng thủ pháp sóng xung kích, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật để lấy sỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở lưng bệnh nhân, sau đó sử dụng kính viễn vọng nhỏ và lồng vào một thiết bị rất nhỏ để lấy sỏi thận.

Bạn sẽ được gây tê tổng quát trong suốt quá trình giải phẫu và sau phẫu thuật, bạn phải nằm lại qua đêm trong bệnh viện để bác sĩ theo dõi tình hình từ một đến hai ngày sau khi hồi phục. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện dạng phẫu thuật này nếu phương pháp ESWL không thành công. Bên cạnh các biện pháp điều trị, chế độ ăn uống và luyện tập thể thao hợp lí sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh phiền toái này.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh sỏi thận: tìm hiểu nguyên nhân và điều trị (Phần 2)
  • Bệnh sỏi thận: tìm hiểu nguyên nhân và điều trị (Phần 1)
  • Sỏi thận do biến chứng bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!