Định nghĩa
Định nghĩa
Đau lưng là bệnh gì?
Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong đời. Đau lưng thường không nghiêm trọng và thường hết sau 1-8 tuần.
Những ai thường mắc phải đau lưng?
Đau lưng là một căn bệnh rất phổ biến và thường ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau lưng là gì?
Những triệu chứng phổ biến của bệnh đau lưng bao gồm:
- Cảm thấy đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng;
- Đau âm ỉ ở lưng;
- Cơn đau thường đỡ hơn vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi.
Đau lưng xuất hiện cũng có thể do hiện tượng chèn ép dây thần kinh, bạn có thể nhận biết được hiện tượng này qua những triệu chứng sau:
- Cơn đau lan toả xuống eo và hông;
- Cảm thấy tê và ngứa chân;
- Di chuyển khó khăn;
- Cơn đau trở nên nặng hơn khi bạn đi bộ hoặc tập thể dục.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ bác sĩ nếu bị đau lưng sau một chấn thương nặng hoặc cơn đau lưng của bạn không khỏi hoàn toàn sau 2 tuần tự điều trị. Ngoài ra bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng sau:
- Cơn đau thường kèm với sốt và ớn lạnh;
- Đau nhiều vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới;
- Cơn đau trở nên nặng hơn, đặc biệt đối với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người đã từng bị ung thư;
- Cơn đau vẫn kéo dài kèm tê và yếu liệt chân;
- Bí tiểu hay tiêu tiểu không tự chủ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra đau lưng là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau lưng, trong đó những nguyên nhân sau gây ra:
- Căng cơ bắp;
- Dây thần kinh bị chèn ép;
- Lệch đĩa đệm giữa những đốt sống.
Ngoài ra, người già cũng có thể bị đau lưng do viêm khớp cột sống. Phụ nữ lớn tuổi thường bị loãng xương và có thể dẫn đến các xương ở lưng bị nứt gây đau lưng.
Đôi khi, các cơn đau hoặc bệnh ở những khu vực khác trên cơ thể như vai hay hông cũng có thể dẫn đến bệnh đau lưng.
Nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau lưng?
Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ đau lưng:
- Trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh đau lưng;
- Bạn từng bị chấn thương lưng;
- Mang thai: khi mang thai, phần lưng của thai phụ phải chịu áp lực rất lớn nên có thể dẫn đến đau lưng;
- Đã từng phẫu thuật lưng;
- Có bất thường bẩm sinh ở cột sống;
- Không tập thể dục thường xuyên;
- Làm những công việc đòi hỏi ngồi lâu, mang vác vật nặng, uốn người quá mức;
- Hút thuốc lá;
- Thừa cân: đặc biệt là vùng eo, sẽ làm tăng sức nặng lên lưng của bạn. Đồng thời, những người thừa cân thường có thể chất kém, ít vận động dẫn đến gây đau lưng nhiều hơn;
- Stress và trầm cảm: nhiều người không thể giãn cơ lưng ra được khi họ bị stress;
- Uống thuốc. Một vài loại thuốc có thể làm yếu xương trong dài ngày (ví dụ như corticosteroid).
Điều trị
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng đau lưng?
Hầu hết các trường hợp đau lưng chỉ cần dùng thuốc giảm đau (ví dụ như acetaminophen hoặc ibuprofen). Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tập vật lý trị liệu để nhanh chóng hồi phục hơn. Phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác có thể cần thiết nhưng hiếm khi được sử dụng.
Cho dù sử dụng phương pháp điều trị nào, hầu hết bệnh nhân đều hồi phục sau 8 tuần. Tuy nhiên, những người bị đau lưng mãn tính có thể cần phải đi đến phòng khám thường xuyên để theo dõi tình hình của bệnh sau này.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau lưng?
Để chẩn đoán bệnh đau lưng, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, triệu chứng, công việc và các hoạt động thể chất của bạn. Nếu nghi ngờ cơn đau là do biến dạng cột sống hoặc do triệu chứng từ các bệnh lý khác, bác sĩ có thể chụp X-quang, CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp đặc biệt, một vài xét nghiệm khác có thể hữu ích, như xạ hình xương hoặc đo điện cơ ký và dẫn truyền thần kinh.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau lưng?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ;
- Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết;
- Hãy nghỉ ngơi nếu cơn đau quá tệ;
- Hãy tập thể dục để giúp lưng bạn chắc khỏe hơn;
- Tráng nâng vật nặng, nếu cần thiết hãy nâng đúng cách: quỳ một gối hoặc ngồi xổm, sau đó từ từ nâng vật nặng lên.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!